Vai trò của hành Thủy trong phong thủy nhà ở
Phong thủy có câu “khí gặp thủy thì dừng, gặp phong thì tán” để nói lên vai trò của thủy trong việc điểu tiết và phân bổ các nguồn khí.
Hành Thủy phát huy khá hiệu quả trong các công trình du lịch – nghỉ ngơi – giải trí. Ngôi nhà ở mà thiếu hành Thủy thì xem như khiếm khuyết yếu tố nuôi dưỡng cho hành Mộc và hạn chế tính Hỏa vượng.
Thông thường ao hồ thường tốt khi ở đằng trước tạo nên thế “minh đường tụ thủy” hoặc bên tay trái ở nhánh Thanh Long của ngôi nhà. Hình dạng ao hồ ưa thích là hình bán nguyệt, hình hoa sen, hình ô van… Theo Phong thủy những hình dạng này chủ về sự phú quý, chủ nhà sẽ sinh nhiều con cháu, quan vận hanh thông.
Ngược lại với ao hồ, sông suối thuộc loại thủy lưu động có thể làm thay đổi trường khí xung quanh ngôi nhà. Dòng nước lưu động của sông rạch nên trong và yên tĩnh, nếu nước sông quanh năm dơ đen là sát thủy. Phong thủy còn quan niệm nếu dòng thủy chảy nhỏ hẹp và sâu, chảy uốn lượn quanh co triều khúc, lộ vẻ cung kính hiền hòa bao bọc lấy ngôi nhà thì phúc lộc lâu dài. Nếu dòng thủy chảy xối thẳng vào trước nhà thì rất hung hiểm. Tốc độ chảy của dòng nước cũng rất quan trọng. Nếu nước chảy quá nhanh sẽ khiến khí thoát đi hoặc sẽ cung cấp Sát khí thay vì Sinh khí.
Đặc điểm “bên lở, bên bồi” cũng khiến cho tuy chung một dòng nhưng hai bên bờ sông sẽ có tính chất thổ nhưỡng và trường khí khác nhau, cần tìm hiểu kỹ khi lựa chọn đất. Phía nước chảy theo hình chuỗi ngọc được gọi là bên bồi, còn phía ngược lại có hình cung ngược được gọi là bên lở. Do bên lở là bên nhận Thủy sát nên nó liên tục bị bào mòn. Ngược lại, bên bồi là bên nhận sinh khí nên nó liên tục được bồi đắp. Vì vậy đối với những ngôi nhà bên cạnh dòng sông, nên chọn phía nước chảy theo hình chuỗi ngọc và tránh những nơi có hình cung ngược.
Nước trong sân vườn
Phong thủy có câu “khí gặp thủy thì dừng, gặp phong thì tán” để nói lên vai trò của thủy trong việc điểu tiết và phân bổ các nguồn khí. Trong sân vườn, sự xuất hiện của nước là một cách bổ cứu hiệu quả, dẫn dắt và lưu chuyển các luồng sinh khí. Tuy vậy việc bố trí những không gian nước trong sân vườn luôn phải chú ý phối hợp một cách hợp lý.
Hãy giữ cho các hình thế nước trong vườn trông càng tự nhiên càng tốt, những dòng suối nên thiên về những dáng chảy ôm vòng lấy tòa nhà. Tương tự vậy, những hồ nước hay hồ bơi không nên tạo thành những góc nhọn như kiểu “góc ao đao đình” đâm vào nhà, nên hướng tới tạo thành những dáng cong ôm vòng như hình hạt đỗ vừa dễ đẹp lại tạo một cảm giác an toàn.
Trong Phong thủy, trường phái Loan đầu khuyên con người nên làm nhà theo thế “Toạ sơn hướng thuỷ”, nghĩa là trước mặt nhà có hồ nước, sau nhà là không gian lớn như trái núi, có thể là một toà cao ốc chẳng hạn. Vì thế, với lý thuyết này, các Phong thủy gia thường khuyên gia chủ không nên để hồ nước, bể bơi hoặc đào ao phía sau nhà. Điều này có thể đúng nhưng chưa hẳn là chính xác. Đôi khi một thế nhà có dòng nước chảy ôm vòng phía sau cũng vẫn tạo một thế nhà Phong thuỷ thuận lợi. Các chuyên gia uyên thâm về Phong thuỷ hiểu rất rõ vấn đề này, đặc biết những người am hiểu lý thuyết về Trạch Vận hay Phi Tinh, nên việc “dụng thuỷ” trong Phong thuỷ thật sự linh hoạt mà không hề cứng nhắc chút nào.
Có quan niệm cho rằng hễ nhà ở càng nhiều gió và nước thì càng tốt về Phong Thủy vì “phong” là gió, “thủy” là nước. Cách lý giải này khiến nhiều người khi chọn đất xây cất thường hay thích gần vùng sông nước, hoặc cố gắng đưa nước vào nhà mà quên rằng nước cũng có nhiều dạng, cần phải khéo chọn lọc khu vực và kỹ thuật xây dựng phù hợp, nhất là trong điều kiện khí hậu nước ta vốn là nóng ẩm, lại thường xuyên có mùa mưa và nhiều vùng lũ lụt, độ ẩm cao dễ gây hư hại công trình và ảnh hưởng đến sức khoẻ người cư ngụ.
Những khu vực có bố trí mặt nước mà để tù đọng chính là nguyên nhân gây ra ô nhiễm, bất lợi cho môi trường sống. Thủy khí chỉ tốt khi được bố trí hợp lý, dòng nước được luân chuyển và trong lành, sinh vật, hoa lá tươi tốt chung quanh. Và xét về Ngũ hành, Phong thủy luôn đòi hỏi sự hài hòa và bổ sung lẫn nhau, không nên quá thiên về hành nào để trường khí nơi cư ngụ được cân bằng và phát triển bền vững.
Theo mô hình không gian Ngũ hành, hành Thủy được quy định về phương Bắc, màu chủ đạo là đen và xanh dương, thời tiết thuộc về mùa đông. Hình dáng đặc trưng hành Thủy là những đường uốn khúc, lượn sóng và đa diện cong.
Nước và những giá trị Phong thủy
Hành Thủy phát huy khá hiệu quả trong các công trình du lịch – nghỉ ngơi – giải trí. Ngôi nhà ở mà thiếu hành Thủy thì xem như khiếm khuyết yếu tố nuôi dưỡng cho hành Mộc và hạn chế tính Hỏa vượng. Hành Thủy được hành Kim sinh ra, gặp hành Thổ thì bị khắc chế bớt.
Tuy nhiên người xưa cũng nói “nhất Thủy nhì Hỏa” – hành Thủy luôn đóng vai trò kích hoạt nguồn khí trong môi trường sống nhưng cũng đứng đầu trong các hiểm họa thiên nhiên mà con người luôn phải biết chung sống một cách cẩn trọng.
Hành Thủy trong chọn lựa nơi cư trú và tổ chức cảnh quan
Khí của cuộc đất về cơ bản chính là do Thủy khí tạo nên. Thủy thế có uốn lượn nhu hòa thì mới gia tăng lợi ích cho cư dân. Ngược lại, nhà xây sát bên những con sông lớn mà nước chảy xiết, thẳng tuột hoặc có những khúc cua quẹo gấp thì lại bất lợi vì không phù hợp với nhịp sinh học của con người và sinh vật trong vùng. Tính chất “bên lở bên bồi” cũng khiến cho tuy chung một dòng nhưng hai bên bờ sông sẽ có tính chất thổ nhưỡng và trường khí khác nhau, cần tìm hiểu kỹ khi lựa chọn thổ trạch.
Nếu biết khai thác Thủy khí đúng mức trong quy hoạch tổng thể, kết hợp giữa đường cong và đường thẳng thì sẽ vừa tránh được Trực Xung thẳng hàng vừa tạo tuyến giao thông – cảnh quan hài hòa tốt với môi trường thiên nhiên hơn, nhất là đối với những đô thị có đặc trưng cảnh quan sông nước như Sài Gòn – TP HCM.
Do châu Á, phương Đông vốn thuộc Mộc, kiến trúc luôn nương nhờ thiên nhiên nên hành Thủy (sinh Mộc) được ưa chuộng khi bố cục cảnh quan, từ lối đi quanh co đến bờ ao giếng nước, từ non bộ hồ cảnh đến tranh sơn thủy nội gia, làm nên đặc trưng văn hóa cư trú của dân vùng nông nghiệp lúa nước.
Thời hiện đại, trong nhà ở và công trình phục vụ du lịch (nghỉ ngơi, giải trí…), Thủy khí được phát huy như một yếu tố làm dịu đi các góc cạnh, tăng tính Mộc (che chở nuôi dưỡng, Thủy sinh Mộc) như các khu resort rất chuộng cách bố trí xoay quanh hồ bơi trung tâm.
Ở phương Tây, sân vận động Allianz Arena tại Munich (Đức) cho kỳ World Cup vừa qua là một tổ hợp hình khối dạng Kim – Thủy khá giản đơn mà lại độc đáo. Nhà hát Opera ở Sydney (Úc) cũng là một ví dụ về công trình đặc trưng hành Thủy với những mái cong gợn sóng tương thích với thể loại công trình biểu diễn và rất hài hòa với cảnh quan biển trời xung quanh.
Thủy khí – bao nhiêu cho vừa?
Đối với nhà nhìn ra mặt trước có sông – hồ – ao tức là đã được một Thủy Minh Đường tốt (khoảng rộng thoáng đãng đón nhận ánh sáng và sinh khí). Nhưng vì dòng nước luôn chuyển động nên cần có một Thổ Minh Đường để đảm bảo khoảng cách nhất định (Giới Thủy – căn cứ theo dòng chảy mạnh hay nhẹ, sông rộng hay hẹp).
Trên khoảng Thổ Minh Đường này cần trồng thêm cây xanh vừa có tác dụng bám rễ giữ đất vừa tạo cảnh quan. Gió và Nước là hai yếu tố quan trọng và cần điều tiết vừa phải, chọn lọc lấy phần trong lành nhất để hữu dụng bền lâu.
Vận dụng Thủy khí trong bài trí nhà ở
Để tạo Thủy khí tốt, nhà ở thường sử dụng các dạng vật chất cụ thể hoặc ẩn dụ đặc trưng của hành Thủy.
Ví dụ cuộc đất xây dựng thường hay có hình vuông hoặc hình ống, khi tạo lối đi từ ngoài vào nhà nên tuân theo quy luật Thủy Đáo Cục – thế nước chảy đến uốn khúc mềm mại – tức là cách tiếp cận không trực tiếp mà thông qua đường uốn lượn.
Tại điểm nút giao thông như sân, tiền sảnh và cửa chính, có thể bố trí các tiểu đảo trồng cây, non bộ hoặc hồ bán nguyệt (dạng Kim Thủy liên hoàn) để vừa giảm Trực Xung Đối Môn, vừa tạo một khoảng đệm cần thiết trước khi khách bước chân vào nhà
Đối với nội thất, Thủy khí biểu hiện qua cách dùng vật liệu thủy tinh (gương, kính) nhằm giúp ngăn cách, tạo sự kết nối không gian các phòng. Có thể sử dụng vách ngăn bẳng kính trong hoặc mờ, kính kết hợp thác nước nhân tạo, hoặc dùng gương phản chiếu để nới rộng không gian và tăng tầm quan sát tại các vị trí khuất như đầu cầu thang, cuối hành lang hoặc góc phòng.
Thủy khí còn khá phù hợp khi đưa vào không gian phòng ngủ, phòng trẻ em hoặc nơi thư giãn (những không gian tĩnh, thuộc Mộc) để Thủy dưỡng Mộc, bằng cách tạo các vật dụng dạng uốn lượn mềm mại như bàn ghế dạng Thủy trang trí hoa văn trên tường, đóng trần uốn khúc, lát gạch họa tiết mềm mại hoặc bông sắt dạng gợn sóng.
Đôi khi trong một không gian sinh hoạt chung chỉ cần một chậu thủy tinh nhỏ đổ nước thả hoa tươi cũng đủ để tăng thêm sự mềm mại và tính thiên nhiên vào nội thất, bổ sung Thủy khí hữu hiệu.
Tất nhiên xét về Ngũ hành, khoa học Phong thủy luôn đòi hỏi sự hài hòa và bổ sung lẫn nhau, không quá thiên về một hành nào để trường khí nơi cư ngụ được cân bằng và phát triển bền vững.
Leave a Reply