Cách trồng cây thủy trúc quanh nhà giúp sạch môi trường, tăng may mắn cho nhà ở
Cây thủy trúc còn có tác dụng lọc sạch môi trường nước, giữ nước luôn trong và vệ sinh. Dáng cây đẹp, thanh mảnh nhìn sang trọng và bắt mắt nên được mọi người rất ưa thích.
Kỹ thuật trồng cây thủy trúc trước cửa nhà được nhiều người áp dụng bởi ngoài làm cảnh cây còn có tác dụng phong thủy rất tốt cho gia chủ.
Cây thủy trúc có nguồn gốc từ Madagasca (châu Phi). Ở Việt Nam, cây thủy trúc phân bố rộng rãi khắp mọi nơi từ trồng nước và đất, đặc biệt cây thủy trúc phát triển rất tốt trong môi trường nước nên thường dùng làm cây thủy sinh.
Với vóc dáng thanh mảnh, lá xèo độc đáo, đều đặc như một bông hoa rất đẹp. Với vẻ đẹp duyến dáng này nên cây thủy trúc sẽ mang lại sự tươi mới, thú vị và xanh mát cho không gian trang trí. Đặc biệt, thủy trúc còn có tác dụng phong thủy trừ tà, trồng cây trước và sau nhà sẽ đem lại may mắn và tốt lành cho gia chủ.
Cây thủy trúc còn có tác dụng lọc sạch môi trường nước, giữ nước luôn trong và vệ sinh. Dáng cây đẹp, thanh mảnh nhìn sang trọng và bắt mắt nên được mọi người rất ưa thích.
Kỹ thuật trồng cây thủy trúc quanh nhà cực kỳ đơn giản. Ảnh minh họa
Môi trường sống của cây thủy trúc
Thủy trúc có tốc độ sinh trưởng nhanh, phát triển tốt quanh năm. Cây ưa bóng, ưa nắng, chịu úng tốt. Vì thế có thể sử dụng rộng rãi trong trang trí sân vườn, hồ nước, trồng trong chậu đất, chậu thủy tinh nhỏ để bàn hay chậu đứng đặt hành lang, trước hiên nhà đều được.
Kỹ thuật trồng cây thủy trúc
Trồng thủy trúc cũng đơn giản và dễ, chỉ cần tách bụi trồng nơi khác là được, không yêu cầu chế độ chăm sóc nghiêm ngặt. Tuy nhiên, cây thủy trúc thường xuyên thay lá trong quá trình phát triển, nếu trồng trong nước, lá vàng rụng xuống sẽ làm đục nước, mất thẩm mỹ cảnh quan hồ nước. Một nguyên nhân khác gây đục nước nữa là do cây bị thối rễ. Cách hạn chế việc nước bị đục là thường xuyên theo dõi cắt lá vàng, lá đã rụng thì vớt liền ra khỏi hồ, tỉa các rễ bị mềm, thối.
Kỹ thuật chăm sóc cây thủy trúc theo từng phương pháp kỹ thuật trồng
Kỹ thuật trồng thủy trúc trong sân vườn
Trước hết để việc chăm sóc được thuận lợi giúp cây phát triển thì ngay từ khi mới trồng cần phải cung cấp cho cây một lượng đất thịt màu mỡ, thân cây mềm hay ngã cho nên khi mới trồng cần phải dùng cây đỡ, để khỏi ngã trước gió, nếu trồng cạnh những cây lá màu khác thì khỏi cần chống đỡ, vì chúng tựa lẫn nhau. Thường xuyên tưới nước cho cây, vì cây chịu được úng, một ngày tưới 1-2 lần.
Kỹ thuật trồng cây thủy trúc thanh lọc không khí, trừ tà cho gia chủ. Ảnh minh họa
Kỹ thuật trồng thủy trúc trong chậu
Khi cây trồng trong chậu thì phải chọn loại chậu thích hợp đủ lượng đất để cây phát triển. ngoài ra phải chọn loại cây trưởng thành có thân cứng cáp đã phát triển ổn định ngoài đất, tưới nước một ngày một lần, một tuần cho hứng nắng khoảng 2-3 tiếng.
Kỹ thuật trồng thủy trúc trong nước
Trồng thủy trúc trong nước chăm sóc dễ dàng hơn, và cây phát triển mạnh hơn, còn có tác dụng lọc nước mang lại môi trường nước sạch hơn. Tuy nhiên cần lưu ý, khi trồng dưới nước thì phải cố định gốc cây cho nước không bào mòn gốc lúc chưa đổi định, có thể dùng đá cố định vừa làm bồn giã vừa trang trí, mực nước ngập vừa đủ k được cao quá, ngập chừng nửa thân là được, không cho nước ngập tới lá của cây như thế sẽ làm cho lá dễ bị nhiễm bệnh và thối. Phải kiểm tra lá thường xuyên khi bị úa thì cắt bỏ ngay để tránh tình trạng lá bị rơi xuống nước làm ô nhiễm. .
Nhân giống
Cây thủy trúc dễ dàng nhân giống bằng cách tách bụi của chúng ra và trồng thành cây khác, phát triển rất nhanh và ổn định. Ngoài ra có thể chắt một đoạn ở đỉnh thân nơi lá mọc để ươm thành cây con, lưu ý khi dâm phải cắt bỏ bớt tán lá, chừa lại tầm 2-3cm sát thân là được.
Cây thủy trúc là loài kiểng lá có thể sống được cả trong môi trường nước và đất thường được trồng để trang trí nhà cửa, sân vườn, các hồ nước nhân tạo, hồ cá cảnh, hòn non bộ…Cây có giá trị trong việc lọc nước và không khí, làm cho môi trường thêm trong lành và tươi mát. Lá thủy trúc còn được ứng dụng trong cắm hoa nghệ thuật vì hình dáng đẹp của nó.
Leave a Reply