Trang trí nội thất bằng tranh – tượng mang lại may mắn

Ty Huu Doc Ngoc

Muốn phát huy giá trị phong thủy của các loại tranh ảnh, tượng trong trang trí nội thất, điều kiện tiên quyết là phải nắm vững nguyên lý tương sinh – tương khắc của ngũ hành, phân biệt rõ chủng loại tranh – tượng, mục đích sử dụng và mối quan hệ của nó với từng hướng nhà, hướng phòng cụ thể…

C63 trangtrinoitht Trang trí nội thất bằng tranh   tượng mang lại may mắn

Đường nét, hình khối của tranh, tượng cũng được đặt trong các quan hệ tương sinh, tương hòa của ngũ hành.

Tranh – tượng phong thủy phải thuần nhất về chất liệu. Đề tài, hình khối, màu sắc, ý nghĩa biểu tượng của nó phải được đặt trong quan hệ tương sinh hoặc tương hòa, trong đó chất liệu đóng vai trò quyết định.

Tranh phong thủy phải là tranh vẽ trên giấy, với các đề tài phổ biến và truyền thống như: Lý ngư, tam dương khởi thái, bách điểu triều phụng, bách tuấn đồ, bát tuấn đồ, tùng hạc, thanh long hý ngọc, hoa mẫu đơn, sơn thủy hữu tình, tứ quý, tứ bình, tứ quân tử, con giáp…

Màu sắc trong tranh thường kết hợp đen – trắng (kim sinh thủy), xanh lam – đen (thủy sinh mộc), xanh – đỏ (mộc sinh hỏa), vàng sẫm – nâu đỏ (hỏa sinh thổ), vàng sẫm – trắng ngà (thổ sinh kim)…

Đường nét, hình khối của tranh, tượng cũng được đặt trong các quan hệ tương sinh, tương hòa của ngũ hành. Kết hợp vuông – tròn (thổ sinh kim), tròn (bầu dục) – lượn sóng (kim sinh thủy), hình thoi – hình chữ nhật (mộc sinh thổ), hình vuông – hình thoi (hỏa sinh thổ)…

Đề tài, hình khối, màu sắc luôn tạo ra một trạng thái tâm lý, tình cảm khác nhau đối với người thưởng thức, sử dụng. Một bức tranh (tượng) phụ nữ với tay chân và thân hình tròn lẳn, vòng eo – mông và lưng tạo hình sóng nước, màu chủ đạo là màu trắng hoặc màu đen – trắng… thường gây nên những rung động giới tính. Trong khi đó, những bức tranh đồng quê hay tranh sơn thủy hữu tình sẽ tạo cảm giác thanh bình, thư thái; tranh long hổ thể hiện rõ sự uy nghiêm, dũng mãnh…

Bởi vậy tranh – tượng phong thủy cần được lựa chọn, sử dụng trong mối quan hệ hài hòa với chức năng của từng kiến trúc, phù hợp với mục đích của từng chủ thể.

Trừ trường hợp dùng để trấn yểm, tranh – tượng phong thủy phải sử dụng hài hòa với ngũ hành của phương trong từng căn hộ: Hướng tây bắc thuộc kim, hướng bắc thuộc thủy, hướng đông bắc thuộc thổ, hướng đông và đông nam thuộc mộc, hướng nam thuộc hỏa, hướng tây nam thuộc thổ, hướng tây thuộc kim.

Ngũ hành của các sao theo phương vị gồm: Lục bạch (kim) quản hướng tây bắc, nhất bạch (mộc) quản hướng bắc, bát bạch (thổ) quản hướng đông bắc, tam bích (mộc) quản hướng đông, tứ lục (thủy) quản hướng đông nam, cửu tử (hỏa) quản hướng nam, nhị hắc (thổ) quản hướng tây nam, thất xích (kim) quản hướng tây.

Khi treo tranh hoặc bày tượng phong thủy cần lưu ý tạo cách cục tương sinh giữa ngũ hành của cung vị, sao quản cung và hướng nhà. Chẳng hạn, nhà tọa đông hướng tây, ngũ hành đông – tây là kim khắc mộc, khiến trạch vận luôn thăng trầm mất ổn định. Để hóa giải, có thể treo tranh sơn thủy hữu tình ở tường phía đông, tạo cách cục kim (hướng tây) sinh thủy (bức tranh) và thủy (bức tranh) sinh mộc ở hướng đông (kim – thủy – mộc tương sinh).

Về chức năng của công trình kiến trúc, hệ thống văn phòng, công sở, nhà hàng cửa hiệu… nên treo những bức tranh cỡ lớn, màu sắc tươi sáng, không khí trang nghiêm, đề tài sinh động. Cơ quan hành chính, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh dùng tranh – tượng ngũ hành lợi về thổ, kim làm chủ đạo; trường học, cơ quan nghiên cứu, ngoại giao, cơ quan văn hóa văn nghệ, sản xuất kinh doanh… hợp với tranh – tượng có ngũ hành thuộc thủy – mộc. Nhà riêng, phòng ngủ nên dùng tranh – tượng có ngũ hành thuộc thổ, màu sắc ấm cúng yên tĩnh; phòng đọc chọn tranh cá chép, mẫu đơn, tranh ngựa; phòng khách chọn tranh sơn thủy; phòng thờ chọn tranh tùng hạc với gam màu trầm ấm, trang nghiêm.

Riêng các loại tượng linh vật (chủ yếu là 12 con giáp), do phần lớn được làm bằng gỗ quý, đá, gốm sứ hoặc kim loại (đồng) nên đều là loại ngũ hành kim vượng. Đặc điểm chất liệu khiến tượng con giáp có thể phù hợp với mọi hướng nhà, tuổi chủ nhà. Khi bài trí chỉ cần tránh các địa chi, ngũ hành tương xung, chọn ngũ hành tương hợp.

Địa chi tam hợp gồm: Thân – tý – thìn hợp thủy, tỵ – dậu – sửu hợp kim, dần – ngọ – tuất hợp hỏa, hợi – mão – mùi hợp mộc.

Địa chi nhị hợp gồm: Hợi hợp dần, tý hợp sửu, tuất hợp mão, dậu hợp thìn, thân hợp tỵ, mùi hợp ngọ.

Địa chi tương xung gồm: Tý – ngọ, sửu – mùi, dần – thân, mão – dậu, thìn – tuất, tỵ – hợi.

Địa chi tương hại gồm: Hợi – thân, tuất – dậu, tý – mùi, sửu – ngọ, dần – tỵ, mão – thìn.

Trong các quan hệ nêu trên, nếu ngũ hành địa chi tương hợp, như người tuổi tý mệnh thổ, sử dụng tượng linh vật là mùi (con dê) làm bằng kim loại thì quan hệ tý – mùi tương hại được hóa giải.

DiaOcOnline.vn – Theo Lao động

Cùng Danh Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat