Những lưu ý khi trồng cây xanh trên sân thượng
Ở nhiều khu vực đô thị, không gian sống trật hẹp, tù túng, người ta thường có khuynh hướng nới rộng diện tích trên cao hoặc bên dưới, để tạo thêm những không gian mới phục vụ cuộc sống, sinh hoạt.
Do đó, không gian sân thượng có thể là nơi nghỉ ngơi lý tưởng, xa lánh cuộc sống ồn ào, sôi động bên dưới. Đơn giản hơn có thể là nơi phơi quần áo, trồng rau sạch, nơi thư giãn để chăm sóc cây cảnh, nuôi những chú chim…
Không gian “thịnh âm” và “thịnh dương”, hai mặt đối lập của ngôi nhà.
Và tầng hầm cũng là giải pháp hiệu quả khi xây nhà, giải quyết được diện tích để xe hay cách âm rất tốt cho những tầng phía trên. Tăng thêm không gian sử dụng. Tuy nhiên, nếu bố trí một cách không hợp lý trên tầng thượng và trong tầng hầm có thể gây ra những khó khăn trong cuộc sống thường nhật.
Do nhu cầu cũng như công năng sử dụng mặt bằng diện tích ngày càng nhiều. Nên tầng hầm và sân thượng được khai thác triệt.
Theo quan điểm về phong thủy, tầng hầm là nơi “thịnh âm” vì không gian hầm rất khó để thấy ánh sáng tự nhiên. Tầng hầm là nơi gần hệ thống bể ngầm, bể phốt, nơi tập trung rác thải… Do vậy, không gian này khác hoàn toàn so với không gian sân thượng. Điều đó chứng tỏ, ở không gian này địa khí phát tác rất mạnh còn thực khí phát tác ít hơn.
Ngược lại không gian sân thượng, rất đầy đủ ánh sáng (thịnh dương). Đồng thời, người ta còn sử dụng làm sân phơi. Do vậy cần trồng nhiều cây cối râm mát để cân bằng âm dương tạo sự hài hòa cho không gian.
Những chú ý khi sắp xếp cây xanh trên sân thượng.
Đối với không gian sân thượng, một số gia đình bố trí một nửa là sân, một nửa là phòng thờ hoặc giặt phơi. Điều đáng lưu ý là khu vực tâm linh, nơi thờ cúng không nên để hiện tượng phơi phóng trước mặt ngay ban thở như vậy là không tốt trong phong thủy.
Với những bể mái nước, bể nổi là hệ thổng “thủy vượng” cung cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ ngôi nhà không được đặt ở giữa vì ở đó là khu vực thuộc thổ. Thứ hai không để két nước đè lên trên (phía dưới là giường ngủ hoặc phòng thờ). Ngoài ra, khi mặt bằng sân thượng được sử dụng làm nơi để tiểu cảnh nước, núi non hay trồng rau sạch cần tránh đề nén lên khu vực tâm linh hay bếp, phòng ngủ…
Những khu vườn trên sân thượng kiến trúc và cây xanh được đặt lên đầu tiên, tiếp đó là khu vực thoát nước.
Sức gió ở trên cao cũng là một yếu tố quan trọng nên khi dựng hàng rào làm giàn cho cây leo nên để hở và thông thoáng. Vì nếu kín mít chúng có thể trở thành nơi hứng gió. Việc chăm sóc cây xanh đòi hỏi rất nhiều công sức nên iệc bồ trí hệ thống tưới nước phải rất thuận tiện.
Ở các thành phố lớn, nhiệt độ ngoài trời có lúc tăng cao, câc giàn dây leo thường được thiết lập để lấy bóng mát. Nhưng cần phải có cấu trúc vững chắc, ta cũng có thể làm giàn bằng cách chăng dây…
Những loại cây bệnh hoặc còi cọc là nơi giam hãm khí xấu, gia chủ phải nhanh chóng nhổ bỏ chúng đi.Có thể trồng thay vào đó những loại rau hoặc cây ăn trái trên sân thượng.
Đèn thắp sáng lại là một yếu tố khác cần cân nhắc khi trồng cây trên sân thượng. Vào ban đêm, khi ánh tỏa ra từ bên trong ngôi nhà có lẽ không đủ chiếu sáng cho khu vườn bên ngoài. Lúc đó, tốt nhất lên dùng đèn thắp sáng trên cao vì ánh sáng của chúng có thể bao quát được cả khu vườn.
Nguyên tắc của hình thái mái nhà
Có rất nhiều dạng hình thái mái nhà, như mái lợp thông minh người ta thường trọn chất liệu trong suốt, gam màu xanh. Vì chúng có thể vừa tận dụng được ánh sáng bên ngoài, vừa tạo được khoảng râm mát.
Nếu là ngũ hành hỏa thì góc giữa hai mái > 90 độ, tiếp theo là loại mái hình bát úp hay chỏm cầu cũng hài hòa, rất có lợi.
Để có một không gian sân thượng mát mẻ, giữ được độ ẩm trong thời tiết nắng nóng cần trồng những loại cây có tán rộng, cây leo, những loại cây không có rễ bám sâu vào tường. Đặc biệt, hệ thống thoát nước phải đảm bảo tránh hiện tượng ngập úng…
Theo Báo Xây Dựng
Leave a Reply