Những kiêng kỵ khi chọn đất làm nhà
Ngoại trạch là hình thể cơ bản của gia trạch, môi trường xung quanh gia trạch. Người xưa làm nhà rất chủ ý đến lựa chọn địa thể, xem đó như yếu tố số một. Các bậc hiền triết đều chủ trương nhà ở phải đạt tới sự hài hòa với tự nhiên. Do đó, cần phải chú ý ngoại trạch khi chọn đất làm nhà.
Theo, phong thủy nhà ở nếu đạt được yếu tố hài hòa thì ngôi nhà và cảnh vật xung quanh sẽ tôn vẻ đẹp của nhau, làm cho tinh thần con người sống ở đó dễ chịu, sảng khoái, từ đó thể chất được tăng lên. Họ chủ trương chọn nơi “càn sơn, bàng thủy” đất đai màu mở, cây cối xanh tươi. Ở núi xem sơn thế, long mạch, mạch lớn thì khí lớn, mạch khí là gốc. Vùng gò đồi phải chọn nơi bằng phẳng, rộng rãi, không có hang hố, tức là vừa rộng rãi lại vừa tăng phong, đắc khí.
Nơi sơn địa phải chủ ý xem mạch, mạch khí lại ở trong thủy. Còn ở đồng bằng xem ra không có long mạch, phái phong thủy cho rằng: Thổ địa cao nhất thôn gọi là Long, bờ ruộng to nhỏ đều là Long và cũng chú trọng xem nước. Nếu muốn tìm hiểu về trang trí nhà đẹp vui lòng xem tại đây
Những điều cấm kỵ khi chọn đất làm nhà sau:
-Nhà không được làm trên nền giếng cũ, không được làm ở ngã ba đường mà có một đường đâm thẳng vào nhà, không được làm ở ngõ cụt hoặc bên cạnh đền miếu, hoặc trước cửa có núi che khuất tầm nhìn.
-Trước nhà không nên có cầu bắc qua chắn cửa, không nên trồng cây dâu, cây dương, không nên trồng một cây độc thụ. Trước cửa nhà không được trồng hai cây song đôi. Trong sân không được có cây to…
-Nhà ở xây dựng ở chân núi hoặc cửa thung lũng thì chủ nhà chịu vô phúc và bệnh tật. Nhà ở ngay vào con đường cụt thì chủ gặp đại hung.
-Nhà ở, mà hưởng tây có đường lớn là đại cát.
-Ngay trước của nhà có cây lớn là đem tai họa đến. Miếng đất làm nhà ở mà phía sau cao, phía trước thấp gọi là đất tiến thì chủ sẽ đại cát.
-Phía sau của nhà để lại một khoảng đất trống cũng là đại cát. Móng nhà có hình tam giác, chủ nhà sẽ gặp hỏa tai hoặc giải quyết các công việc đến không dứt điểm.
-Ðất đầm ao trũng, cần phải tôn cao lên 3 thước rồi xây dựng, mới gọi là đại cát.
-Dẫn nước sông, nước suối chảy qua nhà là đại hung. Nhà ở vào nơi đất cao sừng sững mà đứng tách riêng là không tốt, làm ăn không thịnh vượng. không có tài lộc.
-Nhà năm sát vào đường giao thong trọng yếu mà có đường hướng thẳng vào cửa nhà, gọi là “lộ xung” còn có tên gọi là “tiện sát” nghĩa là mũi tên giết người Ai ở vào chỗ lộ xung đó thường bị tai nạn xe cộ, bị thương hoặc bị bệnh phải mổ xẻ…
-Trước nhà mà có con đường vòng cung ngược thì chủ nhà ở vào đất có hình dáng trên, sẽ dần dần trở nên người bất hiểu, bất nghĩa hoặc thần kinh không ổn định và thoát tài. Vòng cung ngược càng cong càng gặp lắm điều hung.
-Ở giữa có con đường hẻm, hai bên hẻm là hai nhà lầu cao, nếu mặt nhà làm đối diện với đường hẻm đó thì chẳng khác nào bị lưỡi dao sắc từ trên trời chem xuống, gọi là “thiên trảm sát” thì chủ nhà sẽ thoát tài, người ở nhà này khó bình yên.
-Nhà ở mà có đường cầu treo bắc ngang qua gọi là “thiên kiều” thì chủ nhà hay bị phá sản, và người trong nhà bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
-Nhà ở ngã tư đường mà kẹt vào lưỡi kéo(Nghĩa là trước nhà có 2 đường giao nhau, hay hai nhánh sông giao nhau) thì chủ nhà và người trong nhà dễ chết hoặc hao tốn tiền của.
-Ngay chính mặt trước của nhà có lâu đài mà chiều cao vượt xa so với chiều cao của nhà mình đồng thời lại rất sát nhà của mình thì chủ nhà sinh ra cảm giác bị áp bức, hình thái này gây ách tắc sinh khí trong nhà, ai ở trong nhà này thì sự nghiệp khó thành công, cư trú khó hình yên.
-Nhà ở khắp bốn bề trồng cây cổ thụ gây nên thiếu ánh sáng mặt trời thì âm khí trở nên nặng nề gọi là nhà “âm khi sát”, người ở nhà này khó được hình yên, tai họa bệnh tật đến luôn.
-Ngoại trạch của một ngôi nhà nếu trồng cây thì nên trồng trước nhà 3 cây hòe. Nếu có điều kiện thì phía Ðông trồng đào. Nam trồng mai, táo, Tây trồng thị, Bắc trông lý thì đại cát. Ngược lại. là thất cách
Phương Nhâm, Tí, Quý, Sửu hợp với trồng dâu.
Phương Dần, Mão, Giáp, Ất hợp với trồng tùng bách.
Phương Canh, Thân, Tân, Dậu hợp với trồng thạch lựu.
Phương Tị, Thìn, Tốn nên trồng cây lớn.
Phương Tuất, Càn, Hợi nên trông cây thấp.
Phương Tây bắc và Ðông bắc nên có cây to.
Hình dáng nhà cũng liên quan đến cát hung của gia chủ:
Nhà xây hình chữ kim thì phú quý.
Nhà xây hình chữ bát thì cơ bần, bệnh tật.
Nhà xây hình chữ hỏa thì đởm hỏa, tắc kinh;
Nhà xây hình mặt quạt thì chủ nhà mang bệnh.
Vẻ ngoài trạch. người xưa còn đề ra nhiều điều cấm kỵ và nhiều điều nên phải có. Nhưng người xưa vẫn coi trọng nội thất hơn cả. Vì như Kinh dịch nói: Sửa hướng một căn nhà bị đại kỵ không cứ phải phá đi làm lại mới tốt, mà chỉ cần xoay lại hướng cổng, cửa khai môn, xoay lại hướng lò bếp, hướng bàn thờ, hướng cối xay, cối giả gạo, giường nằm, hướng cầu thang, hố xí,… là có thể yểm trấn được hung thần mà còn được may mắn nữa.
Leave a Reply