Đề phòng với đá quý giả, đá quý kém chất lượng – P.1
Thực ra khái niệm đá quý giả – thật; hay đá thiên nhiên – qua xử lý – nhân tạo thường có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong ngành khoa học nghiên cứu về đá quý, khái niệm đá giả được xem là khi đặt tên cho một loại đá không đúng với bản chất đá đó. Ví dụ đá CZ hay pha lê, thủy tinh nếu được ai đó đặt tên là kim cương thì đó là đá kim cương “giả”. Cũng tương tự vậy, ai đặt tên 1 viên kim cương là pha lê thì đó là pha lê “giả”.
Ở bài viết này xin chia sẻ với các bạn về những kinh nghiệm thực tế khi mua đá quý trên thị trường. Người viết bài đã từng đi rất nhiều nơi, nhưng đến 80-90% nơi khăng khăng nói đá thiên nhiên 100%. Có những nơi họ nói với giọng chắc nịch sẵn sàng làm kiểm định với phí thêm vài trăm ngàn. Nhưng mua thử 1 món rồi tự mình đi kiểm định thì hóa ra nhân tạo. Thà thiên nhiên qua xử lý còn đỡ… Thật sự rất khó lường
Thứ nhất, bạn nên có những hiểu biết nhất định ít nhất về giá các loại đá bạn muốn mua. Có những loại đá giá trị không cao lắm như thạch anh trắng hay hồng, ám khói, caxêđôn hay thiên thạch. Bạn có thể bỏ ra một khoản tiền tương đối mà vẫn có thể sở hữu vài kg đá. Đặc biệt nếu có xuất xứ từ Việt Nam thì rất rẻ, vì các loại đá này ở nước ta khá nhiều. Hiển nhiên những khối đá đó hình dáng đẹp, được nhập khẩu có chất lượng cao hơn sẽ có giá trị cao hơn. Còn các loại đá mắc tiền nhất gồm ruby, topal, saphire, emerald.
Các loại đá nhân tạo thì có giá trị cực kỳ rẻ. Nếu bạn mua mặt dây chuyền, thì 90% giá trị ở công người chế tạo nghĩ ra mẫu đó, công thợ bạc, thợ inox làm khoen và tạo kiểu, và lượng kim loại tạo nên viên đá. Một viên đá nhân tạo đẹp lung linh đủ màu sắc chỉ có giá từ 20k-100k.
Có thể thấy dạo này khá nhiều người có xu hướng xài “Kim cương nhân tạo”. Đây là một chủ đề thú vị và sẽ có một bài nhỏ về sản phẩm này trong thời gian tới.
Thứ hai, bạn cần yêu cầu người bán phải có chứng nhận kiểm định của sản phẩm bạn mua, hay của một sản phẩm tương tự. Ở TP HCM có 3 trung tâm giám định đá quý lớn là RGG – Rexco, đường Nguyễn Trung Ngạn; SBJ và PNJ – Đường Nam Kỳ khởi nghĩa. Các trung tâm này độc lập với công ty đá quý mẹ và đều rất uy tín.
Mỗi sản phẩm khi kiểm định sẽ mang 1 mã số nhất định. Khi bạn đưa mã số này đến các trung tâm họ sẽ cho bạn thêm các thông tin về đá quý, ví dụ màu sắc, độ trong, kiểu cắt,… và những phương pháp giám định được áp dụng. Do đó, nếu bạn thấy tất cả các sản phẩm của người bán đều mang cùng 1 mã số, thì rõ ràng họ đã dùng công nghệ làm giả vỉ ép kiểm định.
Ngoài ra hiện nay, có một số đơn vị vừa phân phối, vừa bán lẻ và kiêm luôn tự kiểm định ép vỉ, đâu là việc làm khó tin nhưng có thật tại Việt Nam. Đặc biệt phổ biến tại địa bàn phía Bắc, tiêu biểu là Hà Nội, cách làm này gọi là vừa đánh trống vừa thổi kèn, chỉ người mua hàng là thiệt thòi.
Nếu là sản phẩm nhập khẩu, thì nhập khẩu ở thị trường nào thì cần có giấy kiểm định tại thị trường ấy, với mã số riêng giúp bạn tra cứu dữ liệu chi tiết về sản phẩm mình mua bất cứ lúc nào thông qua website của cơ quan giám định (đây là vừa tiến bộ kỹ thuật, vừa thể hiện sự minh bạch mà chưa có cơ quan kiểm định nào của VN đáp ứng được).
Bạn cần tránh những nơi bảo là hàng nhập khẩu từ nước này nước kia mà chỉ có giấy kiểm định của Việt Nam (đặc biệt là giấy kiểm định của các đơn vị vừa đánh trống vừa thổi kèn nói trên)
Thứ ba, bạn cần quan sát tỉ mỉ bằng mắt thường cho sản phẩm chưa được kiểm định. Đá quý thiên nhiên luôn có những đường vân – đường gãy – tạp chất dù ít hay nhiều. Đôi khi các tạp chất hay đường vân chỉ được phát hiện dưới kính lúp có độ phóng đại cao. Do đó nếu bạn không thấy thì cũng đừng trách người bán vội nhé. Tuy nhiên, với công nghệ hiện nay, nhiều loại đá nhân tạo cũng có vân, tạp… Nói chung, theo kinh nghiệm riêng thì cách này có thể giúp bạn nhận biết 80% chính xác.
Có nhiều người nhận biết đá quý bằng cách áp đá lên mặt, nếu cảm thấy mát thì đó là thiên nhiên. Cách này hiện không còn tác dụng mấy, hiện nay nhiều loại đá nhân tạo khác đặt lên má cũng rất mát.
Thứ tư, hãy tìm hiểu sâu hơn về người bán. Phải dựa vào sự nổi tiếng, quy mô cũng như uy tín lâu năm của các cửa hàng, công ty… vì nếu họ bán hàng không thật sẽ không phát triển được như vậy. Còn nếu họ là một cửa hàng, hay một công ty với gian hàng hoành tráng, mới tinh vừa xuất hiện, áp lực doanh số đòi hỏi nhân viên phải nỗ lực chăm sóc khách hàng. Chăm sóc ở đây có thể là động viên khách mua hàng với những thông tin kém chính xác. Còn những tiệm quy mô nhỏ, hay chỉ đơn giản là một người cá nhân rao bán online thì độ tin tưởng hay chất lượng chắc chắn cần phải kiểm chứng kỹ.
Thứ năm, với những loại đá bán quý, giá thành tương đối và bị làm giả tràn lan như đá mắt mèo vân gỗ (hay gọi là mắt hổ, mắt cọp, mắt ưng), đá mã não các loại… bạn có thể dùng phương pháp đơn giản nhất là đốt ở nhiệt độ cao, nếu là đá giả sẽ xuất hiện vụn than, hoặc sủi bọt và biến dạng (tuy nhiên hạn chế làm cách này do có thể ảnh hưởng đến chất lượng của đá thật về dài lâu)
Mong rằng thông tin này hữu ích cho các bạn cần tìm hiểu nhiều hơn về đá quý. Bài viết công tâm, không quảng cáo cũng như gây bất lợi cho bất kỳ website hay công ty nào ở Việt Nam.
Tham khảo từ daquy.org – Biên tập Da Quy – Da Phong Thuy
Tags: cách chọn mua đá quý thật, cách nhận biết đá quý giả, cách nhận biết đá quý thật giả, cách phân biệt đá quý thật giả, cảnh giác với đá quý giả, chọn mua đá quý, chọn đá quý, cơ quan chứng nhận đá quý, cơ quan giám định đá quý, cơ quan kiểm định đá quý, giám định đá quý, giấy chứng nhận đá quý, giấy giám định đá quý, giấy kiểm định đá quý, kiểm định đá quý, lựa chọn đá quý, nhận biết đá quý thật giả, nơi chứng nhận đá quý, nơi giám định đá quý, nơi kiểm định đá quý, phân biệt đá quý, phương pháp phân biệt đá quý thật giả, trung tâm chứng nhận đá quý, trung tâm giá định đá quý, trung tâm kiểm định đá quý, đá quý, đá quý thật giả, đề phòng đá quý giả, địa chỉ chứng nhận đá quý, địa chỉ giám định đá quý, địa chỉ kiểm định đá quý, đơn vị giám định đá quý, đơn vị kiểm định đá quý