Cổng nhà đón khí lành và vận may
Cổng nhà phải hài hòa với ngôi nhà về phương diện kích thước, không quá to, quá nhỏ, hình thế phù hợp với ngôi nhà. Cổng nên có hình dạng thanh tao đẹp đẽ, tránh nghiêng lệch, méo mó, tránh bị gấp khúc, tránh hình thù nặng nề, ảm đạm, điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu do khí xấu bị chiêu cảm vào trong nhà.
Đi vào một ngôi nhà, cái mà bạn nhìn thấy đầu tiên đó là cổng nhà. Cổng nhà cũng là nơi mà chúng ta hàng ngày đi vào và đi ra. Đối với sinh hoạt thường nhật vốn đã quan trọng, nhưng trong khoa Phong Thủy thì cổng nhà còn chiếm một vai trò quan trọng nhất. Đó là nơi “đón nhận mọi họa phúc vào nhà”.
Đầu tiên xét sự tốt xấu của cổng là đánh giá qua phương diện hình thế. Phong Thủy luôn được xem xét trong sự hài hòa và tương đồng về bố cục. Điều này chính là quan điểm của triết học Phương Đông lấy nguyên lý cân bằng âm dương làm trọng tâm. Cổng nhà phải hài hòa với ngôi nhà về phương diện kích thước, không quá to, quá nhỏ, hình thế phù hợp với ngôi nhà. Cổng nên có hình dạng thanh tao đẹp đẽ, tránh nghiêng lệch, méo mó, tránh bị gấp khúc, tránh hình thù nặng nề, ảm đạm, điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu do khí xấu bị chiêu cảm vào trong nhà. Một cổng có mái che sẽ tốt hơn cổng không có mái vì hạn chế được âm khí xâm nhập. Ngoài yếu tố hài hòa, cần tránh những sai phạm thường gặp phải, chẳng hạn cổng không nên thẳng với cửa vào nhà, tránh đối diện cửa nhà khác, tránh đường đi, cây to, cột điện hoặc vật nhọn án ngữ. Cổng không nên có cây leo, cây to, mũi tên, dây gai làm ảnh hưởng phẩm chất của vượng khí vào nhà. Về phương diện âm dương – ngũ hành, tức là hình dạng, màu sắc, kích thước phải phù hợp với hướng nhà và tuổi tác gia chủ.
Tựu chung lại, cổng nhà là nơi đem lại cát tường cho ngôi nhà. Nếu bạn có một thiết kế cổng hài hòa về hình thế, tránh được nhiều sai phạm, phù hợp với tổng thể kiến trúc ngôi nhà mình thì bạn có thể hy vọng mọi điều tốt lành cho bản thân và các thành viên trong tổ ấm.
Tuấn Kiệt
Leave a Reply