Có nên xây phòng tắm to và rộng ?

Ty Huu Doc Ngoc

Phòng tắm cũng như vệ sinh là phần không thể tách rời của một ngôi nhà. Khi cuộc sống ngày càng hiện đại, không gian này cũng được chăm chút kỹ càng hơn.

son phong tam Có nên xây phòng tắm to và rộng ?
Hỏi:

Tôi chuẩn bị xây nhà vào năm tới, hiện nay đang bàn luận với kiến trúc sư về quy mô phòng ốc. Có điều băn khoăn tôi muốn hỏi quý báo: ai cũng biết phòng tắm là nơi thư giãn tiện nghi ngày càng cao cấp, nhưng liệu làm những phòng tắm to và rộng thì có gì sai về phong thuỷ hay không? Vì nói gì thì nói tôi vẫn nghĩ đây là không gian ẩm thấp, nơi tẩy rửa cơ thể và xử lý những “việc riêng”. Xin quý báo tư vấn giúp cần làm phòng tắm thế nào để đảm bảo vẫn thoải mái mà không bị “phạm lỗi” về mặt phong thuỷ? (Phan Đình Trung, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội).

Trả lời:

Một phòng tắm tốt cho sức khoẻ luôn cần tỷ lệ không gian tương xứng với các hoạt động tắm rửa, thư giãn của chủ nhân, đồng thời giảm bớt tính âm do tính chất vốn có của không gian này gây ra. Nếu phòng tắm làm theo kiểu gia chủ sử dụng chỉ có thể “xoay xở cho xong việc” thì phòng tắm đó cũng không tương xứng với nhu cầu, gây bức bối khó chịu. Phong thuỷ hiện đại cho rằng phòng tắm liên quan đến hệ bài tiết, tiêu hoá của cơ thể, làm phòng tắm chật hẹp quá gây ra sự ức chế hoạt động của các chức năng đó, còn làm phòng tắm lớn quá thì sẽ tiêu hao năng lượng và ảnh hưởng đến các khu vực khác trong nhà. Theo quan niệm thì phòng tắm hay bất kỳ không gian nào khác trong nhà cũng cần đặt đúng phương vị cát hung, còn chuyện làm lớn hay nhỏ là do tính chất sử dụng và nhu cầu của từng gia đình.

Mặt khác, khái niệm phòng tắm tiện nghi còn cần xét đến không gian phụ trợ, ví dụ như những khoảng đệm làm chỗ thay đồ hoặc hệ thống tủ quần áo kề cận nơi tắm rửa. Các khu vực này vừa giúp tăng tiện nghi, vừa tạo cách biệt tốt hơn giữa phòng tắm với phòng ngủ bên ngoài, đồng thời giảm áp lực cho các không gian chính bớt bề bộn. Việc mở cửa sổ tạo góc nhìn trong phòng tắm cũng nên lưu ý, vì đó là những miệng tiếp khí – thoát khí chủ yếu khi cửa đi đóng kín, đồng thời cũng là những khung cửa tạo điểm nhìn đẹp để thư giãn tinh thần. Nhưng vì tính chất phòng tắm thuộc âm, hướng nội nên dù có mở cửa cho thoáng hoặc thích “tắm giữa thiên nhiên” thì cũng cần bố trí các loại cửa lấy sáng và gió theo cách gián tiếp, tránh tia nhìn xoi mói, nắng gắt hay gió thổi trực tiếp vào dễ gây cảm lạnh đột ngột.

Nếu trong nhà phố hẹp có giếng trời hoặc sân sau, phòng tắm nên kề cận những khoảng thông thoáng hiếm hoi đó nhằm tăng dương giảm âm, đồng thời giúp thoát nhanh hơi ẩm tù đọng trong vốn là nguyên nhân gây ra các bệnh tật trong nhà. Đây là cách kết nối thiên – địa – nhân trong kiến trúc truyền thống Đông phương phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Việc làm tiểu cảnh, mở cửa trời trên cao (thiên song), hay đơn giản hơn là mảng tường thông thiên có cây xanh sẽ giúp phòng tắm sáng sủa khô ráo hơn. Một số loại cây để trong chậu hay dây leo như dương xỉ, trầu bà, sống đời, trường xuân… còn có chức năng khử mùi, lọc uế khí khá hữu hiệu, có thể bố trí kề cận phòng tắm.

Do vậy, đây không chỉ là vấn đề diện tích phòng tắm nhiều hay ít, mà quan trọng hơn là cách bố trí tiện nghi, thông thoáng, chiếu sáng tốt cho phòng tắm sẽ giúp không gian này vừa làm tốt vai trò của mình vừa không ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu của toàn nhà.

Bố trí cửa sổ lấy sáng trên cao, đặt cây xanh và những khoảng đệm, tủ thay đồ rộng rãi để tăng tiện nghi và tính thư giãn cho nội thất phòng tắm.

Cùng Danh Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat