Cách hóa giải cho toilet đặt sai phong thủy
Phong thủy hiện đại có những đặc thù riêng cho khu vực toilet và nêu bật tầm quan trọng hàng đầu của việc bố trí toilet tương đương với hệ thống cửa (Môn) và bếp (Táo) trong ngôi nhà đương đại.
Thiết kế kiến trúc hiện đại phần lớn tập trung nhà vệ sinh và phòng tắm vào làm một gian, theo lý luận phong thuỷ truyền thống, đối với cát hung nghi kị của nhà vệ sinh, ngoài chỉ ra phương pháp tránh hung, thì những điều khác rất ít được nhắc đến. Khi thiết kế và bố trí toilet, gia chủ nên quan tâm nhiều đến vị trí đặt và vị trí mở cửa khu vệ sinh.
Bố trí toilet đơn giản cho nhà đang ở
Với căn nhà đang ở hoặc vừa xây dựng xong, sẽ không thể thay đổi vị trí của toilet, nhưng có thể làm giảm những tác động xấu của việc đặt toilet sai nhờ các nguyên tắc phong thủy đơn giản. Nhiều ánh sáng, thông gió tốt và sạch sẽ là những yếu tố rất cần thiết cho một toilet hợp phong thủy. Nếu toilet đặt ở giữa nhà (vị trí hưng vượng nhất), hãy sử dụng một tấm gương lớn trong toilet hoặc đằng sau cửa. Tấm gương này sẽ giúp lấy lại những năng lượng tốt và cũng tạo nên sự phản chiếu, giúp gia chủ có thêm những cơ hội mới.
Đừng để toilet bẩn, ẩm thấp hoặc các thiết bị rò nước. Cần phải vệ sinh không gian này thường xuyên. Nếu như bồn cầu hay lavabo bị rò nước, điều đó có thể khiến tiền bạc mất dần. Cách khác để giữ lại cơ hội tốt và sự thịnh vượng là đặt một viên đá thạch anh hoặc một lọ hoa tươi trên két nước của bồn cầu hoặc trên bất kỳ chiếc kệ nào đó trong toilet.
Ngoài ra, thêm yếu tố Thổ trong phong thủy, cũng sẽ điều chỉnh được Thủy lưu thông trong căn nhà mình. Một tấm thảm màu đen hoặc đỏ đặt trong toilet sẽ là một sự bảo vệ tốt nhất cho sự sung túc. Hãy chọn những gam màu như xám nhạt, kem và xanh dương nhạt cho không gian này. Nếu phòng tắm đặt ở vị trí trung tâm của ngôi nhà, nên sơn màu đỏ. Yếu tố lửa (Hỏa) sẽ làm tăng thu nhập và vì thế sẽ giảm bớt những tác động xấu đến sự sung túc của gia đình.
Nguyên tắc khi thiết kế toilet trước khi xây dựng
Không để toilet ở vị trí thẳng lối ra vào. Theo phong thủy, thông thường lối ra vào của một ngôi nhà là nơi sự nghiệp và các cơ hội đến. Nhưng nếu toilet nằm thẳng cửa, cơ hội đó sẽ giảm đi rất nhiều. Toilet không nên đặt ở những hướng tốt của ngôi nhà (hướng tốt xét theo tuổi và mệnh). Thay vào đó, nên “giấu” toilet ở vị trí không dễ nhìn thấy, không nằm trong tầm mắt của và đặt ở những hướng xấu và những góc không vuông vắn (góc nhọn) của mảnh đất. Nếu nhà có hai tầng thì toilet không nên đặt ở lối đi chính, trên đường dẫn lên tầng.
Với một căn nhà mới khi còn chưa xây dựng, hoàn toàn có thể thiết kế một toilet có màu sắc và vị trí hoàn hảo. Gam màu sáng là sự lựa chọn ấn tượng nhất để phù hợp với phong thủy. Ánh sáng tự nhiên cũng rất quan trọng. Có thể thiết kế thêm những chân nến và đèn treo tường để thắp sáng những bức tường và các góc phòng tối tăm. Phong thuỷ hiện đại cũng đề ra những đặc thù riêng cho khu vệ sinh, khác với quan niệm cũ và nêu bật tầm quan trọng hàng đầu của khu vệ sinh tương đương với hệ thống cửa (Môn) và bếp (Táo) trong ngôi nhà đương đại.
Trong ngôi nhà truyền thống Việt Nam trước đây, khu vệ sinh đã có sự tách bạch khô – ướt, bẩn – sạch, dẫn đến nhà tắm thường không ở chung một chỗ với nhà xí. Một số nơi trên thế giới còn tổ chức thành nhà tắm công cộng (như ở Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc) và nâng việc tắm rửa thành một nghi thức, một thú vui thiết thân chứ không chỉ là tẩy rửa cho cơ thể thanh sạch.
Vài điều kiêng kỵ
Một số sách vở và truyền tụng dân gian có thêm những lời khuyên mang tính kiêng kỵ khi bố trí khu vệ sinh. Tránh đặt khu vệ sinh lên trên đầu bếp hoặc tránh nằm ngủ dưới phòng vệ sinh. Khi phòng vệ sinh nằm vào vị trí hung, dĩ nhiên không gian kề cận cũng nằm trong hệ thống liên quan như đường ống, hộp kỹ thuật, thông thoáng, lối đi… Vì thế, các phòng vệ sinh trên dưới thẳng hàng nhau sẽ hợp lý về phương vị hơn. Nếu đưa bếp (Hỏa) vào khu có Thủy bên trên thì sẽ gặp xung khắc ngũ hành. Còn vị trí giường ngủ luôn cần toạ cát nên không thể trùng phương vị tọa hung của khu vệ sinh được.
Kiêng mở cửa phòng vệ sinh thẳng với cửa chính, lối vào chính của nhà. Điều này ngoài ý nghĩa về giữ gìn thẩm mỹ, che chắn tầm nhìn, còn liên quan đến trục dẫn truyền khí trong nội thất. Thay vì mở cửa trực xung đối môn rất dễ gây gió lùa, có thể đặt bình phong hoặc tạo vách ngăn che chắn nếu như không thể xoay chuyển cửa được.
Kỵ đặt phòng vệ sinh ngay trung cung của nhà. Vì phần trung tâm của mọi cuộc đất – ngôi nhà vốn thuộc Thổ (khắc Thuỷ), là nơi trang trọng và đòi hỏi sự cao ráo, sáng sủa, thoáng đãng và trang nghiêm nhất (nhà xưa luôn đặt bàn thờ tại trung cung). Nếu đặt phòng vệ sinh tại trung cung vừa làm hỏng nội khí của nhà, vừa bất lợi cho khu vệ sinh vì rất khó thông thoáng, đồng thời khu vệ sinh cũng gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ các công năng khác.
Tổng hợp
Leave a Reply