Cách đặt bể phốt, bể nước trong nhà hợp phong thủy
Phong thủy học cho rằng, nước phải thường xuyên chảy mới hanh thông sinh vượng, tuy nhiên nếu chảy nhanh (xiết) quá lại tạo khí xấu. Tốt nhất là nước chảy đến quanh co hiền hòa là nước trường sinh; dòng nước chảy đi (gọi là tiêu thủy, phóng thủy hoặc tống thủy) phải thông thoáng và “mất hút” vào một khối.
Thông thường, để tiết kiệm diện tích và tận dụng được không gian, nhiều gia đình vẫn hay sử dụng phần móng ngầm của căn nhà để làm bể chứa nước hoặc bể phốt. Theo quan điểm phong thủy, bể nước, bể phốt (ao hồ, đầm phá) khi bị xung sát sẽ gây hại cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Theo phong thủy, trường hợp bể nước rộng chiếm toàn bộ chiều rộng nhà và
đứt trạch nhà thì càng bất lợi cho gia chủ. (Ảnh minh họa)
Phong thủy học cho rằng, nước phải thường xuyên chảy mới hanh thông sinh vượng, tuy nhiên nếu chảy nhanh (xiết) quá lại tạo khí xấu. Tốt nhất là nước chảy đến quanh co hiền hòa là nước trường sinh; dòng nước chảy đi (gọi là tiêu thủy, phóng thủy hoặc tống thủy) phải thông thoáng và “mất hút” vào một khối.
Trên thực tế, nhiều gia đình thường tận dụng phần móng ngầm của căn nhà để làm bể chứa nước hoặc bể phốt sẽ giúp tiết kiệm được diện tích cũng như tận dụng được không gian. Song theo các chuyên gia phong thủy, cần phải cân nhắc khi đặt bể nước dạng này.
Mặt khác, bể phốt, bể nước là nơi thủy tụ hội, tương tự như giếng làng, ao đầm, chủ về sức khỏe, tài lộc nên phải luôn đầy đủ song lại không được tù đọng. Để có được sự hài hòa đó, bể nước hoặc bể phốt phải được đặt đúng vị trí, không được phạm vào những cấm kỵ sau đây:
Tránh đặt bể nước hay bể phốt ở sơn chủ. Trong phong thủy, sơn chủ tức là “lưng” của ngôi nhà (khu nhà, tòa nhà) và đối xứng với sơn chủ là hướng nhà. Chẳng hạn, nói nhà hướng Bắc – Nam có nghĩa là “lưng” nhà ở hướng Bắc, còn mặt tiền hướng về Nam.
Bể nước và bể phốt không nên đặt ở cung đào hoa để tránh phạm sát “đào hoa phiếm thủy”, điều này thường gây ra sóng gió gia đình hay tệ nạn xã hội.
Mọi sơn hướng đều tránh đặt bể phốt, bể nước tại cung Đoài (chính Tây) để tránh phạm sát “đào hoa phiếm thủy”. Gia đình riêng hay căn hộ đều cần xác định cung đào hoa để tránh nhầm lẫn khi đặt bể phốt, bể nước.
Bể nước và bể phốt không nên đặt ở cung Ngọ để tránh thủy hỏa tương khắc; cũng tránh đặt vào cung Khôn và cung Cấn để tránh Thủy Thổ tương khắc.
Không nên đặt bể phốt, bể nước vào cung Ngọ (hướng Nam) sẽ phạm “thủy khắc hỏa”, nếu phạm vào điều này thường sẽ gây bệnh về mắt, tai và tiền đình.
Nếu đặt bể phốt và bể nước vào cung Khôn (hướng Tây Nam) hoặc cung Cấn (hướng Đông Bắc) sẽ phạm “Thổ khắc Thủy” gây bệnh về tì vị, đường tiêu hóa, thận,… Trong gia đình, người phải chịu tổn hại thường là mẹ già, hoặc phụ nữ lớn tuổi và con trai thứ.
Theo phong thủy, nên đặt bể nước và bể phốt trên các thiên can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý). Khoa học phong thủy quan niệm: “Vạn thủy vô tòng thiên thượng khứ” (mọi dòng nước đều đi theo thiên can). Trong đó, riêng 2 thiên can Mậu và Kỷ ngũ hành thuộc Thổ, do đó không đặt bể phốt, bể nước để tránh phạm phải “Thổ khắc Thủy”.
Nếu bể nước nằm giữa phòng khách thì cần xem xét vị trí phòng khách trong tổng thể ngôi nhà để định tốt xấu.
Chiều dài nhà được chia làm 3 phần, trường hợp phòng khách nằm hẳn ở phần trước hoặc phần sau nhà thì việc đặt bể nước ngầm ở giữa phòng khách chưa hẳn đã xấu về phong thủy. Nhất là, nếu bể nước lại nằm ở cung xấu so với tuổi của gia chủ thì hoàn toàn yên tâm.
Còn nếu phòng khách nằm chính giữa ngôi nhà. Lúc này bể nước nằm ở trung cung của nhà sẽ rất xấu về phong thủy. Bởi khu vực trung cung thuộc hành Thổ sẽ xung khắc với hành Thủy ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của chủ nhà. Mặt khác, nếu bể nước rộng chiếm toàn bộ chiều rộng nhà, làm đứt trạch nhà thì càng bất lợi cho gia chủ. Trong trường hợp này, di chuyển bể nước sang vị trí khác là cách tốt nhất.
(Theo Báo Xây dựng Online)
Leave a Reply