Cách bố trí bàn thờ Thần Tài – Ông Địa để được may mắn, thịnh vượng
Nguyên tắc đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa phải là vị trí quan sát được hết sự vào ra của khách đến nhà/công ty.
Thần Tài là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc, là dấu ấn của thời kỳ kinh tế thương nghiệp nên việc sắp đặt bàn thờ hợp phong thủy, “gọi” tiền về thì ai cũng cần biết.
Ý nghĩa của Thần Tài – Ông Địa
Thần Tài là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc, mang đặc trưng của công việc buôn bán, kinh tế. Ông Địa là vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản vùng trời, đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng, mùa màng bội thu. Ông Địa mang đặc trưng của kinh tế nhà nông.
Vì vậy, người ta thường lập bàn thờ chung để cúng hai vị thần này suốt năm nhưng vào ngày tết thì việc cúng lễ được coi trọng hơn. Đặc biệt là những gia đình, công ty chuyên buôn bán, kinh doanh thì việc cúng kiếng Thần Tài – Thổ Địa hằng ngày là việc phải để được phù hộ buôn may bán đắt.
Lưu ý khi đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa
Nguyên tắc đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa phải là vị trí quan sát được hết sự vào ra của khách đến nhà/công ty.
1. Đặt bàn thờ theo hướng
Có 2 hướng nên chú ý để chọn khi đặt bàn thờ, một là theo hướng tốt của chủ nhà, hai là theo hướng đón Khí (Lộc) bên ngoài khi vào nhà.
2. Đặt bàn thờ theo cung
Khi đặt bàn thờ Thần Tài nên chọn lấy các cung Thiên Lộc, Quý Nhân để có thể thu nhận được nhiều tài lộc cho cửa hàng kinh doanh.
+ Cung Thiên lộc: nằm ở hướng Đông Nam, mang lại những may mắn về tiền bạc, gia sản thăng tiến, nhà cửa vượng. Không những thế, đặt bàn thờ nằm trong cung này sẽ khiến cho gia chủ, cơ địa tốt tươi, thông minh, tuấn tú lại khéo léo, tài năng kinh doanh giỏi, làm ăn tiến phát.
+ Cung Quý nhân: nằm ở hướng Tây Bắc ở nhà hoặc ở nơi làm việc, ta sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những người khác. Đặt bàn thờ ở cung này sẽ được bình an, hỷ khí đầy nhà, làm ăn buôn bán may mắn, có nhiều khách hàng thân thiết và nhiều người giúp đỡ, gặp dữ hóa lành.
3. Sử dụng la bàn xác định
Khi đặt bàn thờ, phải sử dụng la bàn để xác định rõ 2 cung này, tùy theo tuổi của chủ nhà.
4. Dọn dẹp xung quanh sạch sẽ
Không những dọn dẹp cẩn thận, tỉ mỉ bàn thờ (đúng dịp) mà trước mặt bàn thờ phải quang đãng, sạch sẽ. Tránh vết nhơ bẩn hay nước lênh láng ra nhà.
Thần Cóc (Thiềm Thừ) tốt nhất là nên đặt chéo với cửa ra vào, tránh đặt đối diện.
5. Thờ thần Cóc (Thiểm Thừ)
Thiềm thừ là con vật huyền thoại cóc vàng có 3 chân, nó là biểu tượng của Thần tài, của sự may mắn về kinh doanh và tiền bạc. (Cóc thường ngậm đồng tiền xu trong miệng, tượng trưng cho việc cóc mang vàng vào nhà).
Nếu có thờ thần Cóc tốt nhất là nên đặt chéo với cửa ra vào, tránh đặt đối diện, ban ngày nên xoay thần Cóc ra ngoài, nhưng ban đêm thì quay vào bên trong).
Leave a Reply