Những kiêng kị phong thủy đối với cửa nhà ở
Nguyên tắc chung là nhà nhỏ thì không nên làm cửa quá lớn và ngược lại. Đó là sự bất cân xứng, không hài hòa.
Trong ngôi nhà luôn có một cửa chính các cửa khác chỉ là cửa phụ. Vị trí, hướng, kích thước của cửa chính chính là nơi đón sinh khí cho nhà. Cửa phòng, cửa hậu có nhiệm vụ điều tiết các nguồn năng lượng trong ngôi nhà.
Dưới đây là một số nguyên tắc phong thủy cơ bản khi bố trí cửa chính và hệ thống cửa trong nhà.
Kích thước, tỷ lệ, kiểu dáng phải hợp lý. Nguyên tắc chung là nhà nhỏ thì không nên làm cửa quá lớn và ngược lại. Đó là sự bất cân xứng, không hài hòa.
Đồng thời, cửa cũng chính là bộ mặt của ngôi nhà, do đó cửa không nên dùng cửa đã quá cũ, sơn bị bong tróc và xấu xí, ảnh hưởng tới bộ mặt chung của ngôi nhà.
Không nên thiết kế các cửa thẳng hàng tình trạng như vậy gọi là “cửa đối môn”. Theo phong thủy điều này sẽ khiến cho khí đi vào nhà lập tức thoát ra mà không có sự luân chuyển gây mất cân bằng.
Tránh đặt vị trí cửa cở vị trí “khai môn kiến táo, tiền tài đa hao”, tức là khi mở cửa mà nhìn ngay thấy bếp thì sẽ không có lợi về mặt tiền bạc.
Tránh đặt vị trí cửa khai môn kiến xí: Vừa mở cửa ra đã nhìn thấy ngay nhà vệ sinh thì luồng năng lượng tốt dẫn vào nhà sẽ bị ô nhiễm, dòng năng lượng này là sự khởi đầu để dẫn vào nhà, đầu nguồn không tốt, thì các không gian khác sẽ không cát lành.
Tránh đặt vị trí khai môn kiến kính: Đặt gương trước cửa (chỉ là gương soi, không phải là các loại gương cầu và gương bát quái) là một việc làm không hợp lý theo phong thủy, vì nó có thể phản xạ các luồng năng lượng, khiến các dòng năng lượng khó khăn để đi vào nhà.
Để tránh hiện tượng này khi đã làm cửa, hãy đặt trước cửa thứ nhất hoặc cửa có gió lùa một tảng đá hay cây xanh lớn. Các vật này thường cao ngang tầm người để có thể cản gió.
Chú ý, cách bố trí các vật này cũng cần đảm bảo được 2 yếu tố là ngăn cản gió vào nhà nhưng không ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà, trái lại phải tạo được cảnh quan hài hòa với kiến trúc chung giúp ngôi nhà đẹp hơn.
Leave a Reply