Cỏ vong ưu hóa giải buồn phiền, giúp dễ sinh con trai
Cỏ huyên là một loại cỏ ăn được người ta cho rằng ăn vào có thể quên tất cả phiền muộn, nên được gọi là vong ưu thảo (cỏ quên sự lo buồn).
Người xưa cho rằng, ăn cỏ huyên sẽ giúp quên hết muộn phiền, và giúp sinh con trai, vì thế cỏ huyên trở thành vật cát tường.
Cỏ huyên sẽ giúp quên hết muộn phiền, và giúp sinh con trai, vì thế cỏ huyên trở thành vật cát tường.
Ban đầu trước khi có quan niệm cỏ vong ưu, cỏ huyên vốn có giá trị thưởng ngoạn rất cao. Trồng cỏ huyên trong vườn, thưởng ngoạn ngắm hoa cả ngày, sẽ làm tan đi ưu phiền.
Kinh Thi có viết:
“Bước chậm rãi tìm cỏ thơm, thấy cỏ vong ưu kết thành khóm. Hoa vàng nở nuôi dưỡng tính tình, lá xanh dựa bên rào. Sương tiên sắc trong lành, gió thiếu nữ lan tỏa hương thơm, Hoa lại nương tựa dưới gian nhà phía bắc, khiến Tào Thực rung động mà sáng tạo ra áng hùng văn”.
Còn một tên gọi khác của cỏ huyên, là nghi nam. Trong bài thơ Nghi nam hoa tụng của Tào Thực, từng nhắc tới khả năng giúp sinh con trai của cỏ huyên, có câu “Phúc tề Thái Tự, vĩnh thế khắc xương” – nghĩa là “có phúc ngang với bà Thái Tự, đời đời hưng thịnh” (Thái Tự là một phụ nữ sinh ra và được nhờ vả quý tử của mình, sống nhàn hạ sung sướng, con cháu hiếu thuận).
Sách thảo mộc xưa cũng từng viết: “Phụ nữ không mang thai, mang theo cỏ huyên sẽ có thai và có thể sinh con trai”.
“Phụ nữ không mang thai mang theo cỏ huyên sẽ có thai và chắc chắn sinh con trai”.
Thời cổ, cỏ huyên còn được dùng để đại diện cho người mẹ, người phụ nữ trong gia đình; cây xuân là người cha, cỏ huyên là người mẹ. Cỏ huyên thường được trồng ở căn phòng phía bắc, theo quy định thời xưa, phía bắc là nơi ở của phụ nữ trong nhà.
Có truyền thuyết về cỏ huyên, liên quan tới tình mẫu tử được kể lại như sau:
Thời chiến quốc loạn lạc, chiến tranh giữa các nước chư hầu, nam giới trong nhà đều bị bắt đi tòng quân. Gia đình nhà nọ có hai người con trai và cha đều bị bắt tòng quân, trước khi đi người con út đã đến gian nhà phía bắc lấy vài cây cỏ huyên mang đi. Khi ở doanh trại chàng và anh trai cùng cha đem trồng những cây cỏ ấy ở gian hướng bắc của doanh trại và cứ mỗi ngày lại tưởng nhớ đến mẹ và vợ ở nhà.
Thời gian trôi đi chiến tranh liên miên đã kết thúc chàng trai trẻ đã ngoại tứ tuần, cha chàng và anh trai cũng đã bỏ mạng nơi xa trường, những cây cỏ ngày nào nơi doanh trại vẫn xanh tốt, trở về quê con trai anh đã lớn và mẹ già thì đã qua đời, nhìn về gian nhà phía bắc chàng thấy ngậm ngùi xót xa, những cây cỏ vẫn xanh mướt mà không nguôi nỗi nhớ. Từ đó, cỏ huyên còn trở thành biểu tượng cho tình mẫu tử thiêng liêng.
Cỏ huyên trở thành biểu tượng cho tình mẫu tử thiêng liêng.
Sau này đại thi hào Nguyễn Du cũng lấy điển tích Cỏ hoa huyên để miêu tả nỗi niềm với phụ mẫu của nàng Kiều .
Ngoài thì chủ khách dập dìu
Một nhà huyên với một Kiều ở trong
(Câu 873 đến 874)
Thưa nhà huyên hết mọi tình
Nỗi chàng ở bạc nỗi mình chịu đen
(câu 1607 đến 1608)
Xót thay huyên cỗi xuân già
Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi!
(câu 2237 đến 2238)
Khi mang ý nghĩa về tình mẫu tử, cái tên “vong ưu thảo” càng nói rõ vai trò của người mẹ đối với con, thường gần gũi bên con, an ủi vỗ về khi con có điều đau khổ, xua đi mọi phiền muộn cho con.
Ở Việt Nam, ngoài việc dùng cỏ huyên để nấu ăn mong mang lại may mắn, xua đi ưu phiền; treo tranh cát tường vẽ cỏ huyên trong nhà và mang theo hoa cỏ huyên thơm bên mình để mong có con trai; còn có tục lệ trồng cỏ huyên ở phía bắc gian nhà vào mùa Vu Lan báo hiếu để nhớ tới công ơn người mẹ.
Tranh cát tường vẽ cỏ huyên.
Nguồn TH : Phong Thuy – The Gioi Phong Thuy