Nhà ở đại kỵ cấu trúc ‘cửa đối cửa’
Phong thủy học gọi đây là tình trạng “đấu khẩu sát”, tức là do loại khí trường xấu (còn gọi là sát khí) gây ra. Sát khí gây nên cảnh bất hòa, tranh chấp, đôi co, mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là giữa hai vợ chồng chủ nhà.
Một ngôi nhà có cấu trúc “cửa đối cửa” sẽ sinh ra sát khí gây bất hòa, tranh chấp trong gia đình. Thế nào là cấu trúc “cửa đối cửa” và cách hóa giải cho những căn nhà… “lỡ” có cấu trúc cửa oái oăm này?
Thế nào là cấu trúc “cửa đối cửa”?
Từ xưa dân gian đã quan niệm rằng: “Trong một ngôi nhà, cửa sổ đại diện cho con mắt còn cửa chính đại diện cho cái miệng của con người”.
Vì thế, nếu một ngôi nhà nào đó có cấu trúc “cửa đối cửa” thì điều đó ám chỉ trong gia đình ấy mà nhất là giữa hai vợ chồng chủ nhà khó tránh khỏi tình trạng thường xuyên bất hòa, tranh cãi với nhau.
Phong thủy học gọi đây là tình trạng “đấu khẩu sát”, tức là do loại khí trường xấu (còn gọi là sát khí) gây ra. Sát khí gây nên cảnh bất hòa, tranh chấp, đôi co, mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là giữa hai vợ chồng chủ nhà.
Tác hại của cấu trúc “cửa đối cửa”
Sát khí lớn nhất mà cấu trúc “cửa đối cửa” gây nên là làm ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ tình cảm giữa chủ nhân của hai gian phòng ấy.
Tình trạng “cửa đối cửa” gây nên nhiều mối bất hòa, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đối với các cặp vợ chồng.
Nếu như đối diện với phòng ngủ là phòng kho, phòng thay đồ… tức là những không gian không thường xuyên có người sống trong đó thì sát khí sẽ ảnh hưởng đến chủ nhân của phòng ngủ ấy.
Còn nếu như đối diện với phòng ngủ là phòng vệ sinh, phòng bếp hoặc thậm chí là cửa chính của ngôi nhà thì ngoài việc xảy ra những ảnh hưởng thường gặp do “sát khí cửa đối cửa” gây nên như nêu trên thì nó còn gây ảnh hưởng xấu đến tình hình sức khỏe của chủ nhân ngôi nhà ấy.
Những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra đối với chủ nhân khi phòng ngủ đối diện với các loại không gian chức năng khác:
– Đối diện cửa phòng ngủ của cha mẹ hoặc thư phòng: Ảnh hưởng dến mối quan hệ giữa hai vợ chồng hoặc với cha mẹ phía vợ hoặc có những bất hòa về mặt tình cảm với cha mẹ ruột của mình.
– Đối diện cửa phòng ngủ của con cái hoặc thư phòng: Có những bất hòa trong quan hệ tình cảm với con cái. Con cái hay cãi lại, không chịu nghe lời, khó dạy bảo, quản lý.
– Đối diện cửa phòng kho hoặc phòng thay quần áo: Xích mích xảy ra trong quan hệ tình cảm vợ chồng, hay cãi vã, đôi co không ai nhường ai, chiến tranh lạnh.
– Đối diện cửa phòng bếp: Bất hòa, xích mích xảy giữa hai vợ chồng, tình cảm sứt mẻ, sức khỏe bị ảnh hưởng.
– Đối diện cửa phòng vệ sinh: Bất hòa, xích mích dễ xảy ra làm ảnh hưởng xấu đến tình cảm vợ chồng, có hại cho sức khỏe.
– Đối diện cửa chính: Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của hai vợ chồng. Xảy ra tình trạng rò rỉ, thất thoát tiền bạc của cải trong gia đình. Nam chủ nhân chịu ảnh hưởng xấu nhiều nhất.
Biện pháp hóa giải
Để hóa giải sát khí do cấu trúc “cửa đối cửa” gây nên thì biện pháp cơ bản nhất là chỉnh sửa vị trí của một trong hai cánh cửa ấy để chúng không còn đối diện với nhau nữa. Chú ý là cánh cửa mở ở vị trí mới cần có kích thước đúng tiêu chuẩn và không trùng với kích thước của cánh cửa kia.
Nếu vì một lý do nào đó mà biện pháp hóa giải căn bản ấy chưa thể thực hiện được thì có thể dùng biện pháp hóa giải tạm thời bằng cách treo ở hai cánh cửa đối diện nhau ấy những bức rèm vải hoặc những bức mành sáo bằng các vật liệu nhẹ, trang nhã và không gây tiếng động ồn ào.
Tuy là tạm thời nhưng những biện pháp này cũng phát huy được tác dụng hóa giải, ngăn cản sát khí do hiện tượng “cửa đối cửa” gây nên, ít nhất là về mặt tâm lý.
Nếu chọn giải pháp lâu dài, thì cách tốt nhất là trên đầu mỗi cửa nên treo kim bài “Thiên Quan Tứ Phước” hoặc “Thiên Quan Thí Phước” để hóa giải.
Leave a Reply