Bố trí vật này sai cách khiến con học mãi lẹt đẹt, gia đình hay bất hòa
Theo phong thủy, bất kể đặt bàn học hay bàn làm việc, cũng đều phải có thế núi để tựa vào, như vậy trong học tập sẽ thuận lợi, học cao kết quả tốt, trong công việc sẽ thăng tiến nhanh. .
Con học hành không khá, gia đình hay bất hoà hãy nhìn ngay lại vật này trong nhà – đừng chủ quan kẻo hối hận nhé.
Giá sách là vật không thể thiếu trong mỗi gia đình. Một căn nhà rộng rãi lý tưởng sẽ có phòng làm việc riêng để kê giá sách. Tuy nhiên, đa phần nhà ở hiện nay đều có diện tích khiêm tốn, giá sách thường kết hợp kê trong phòng khách hoặc phòng ngủ.
Theo phong thủy, bất kể đặt bàn học hay bàn làm việc, cũng đều phải có thế núi để tựa vào, như vậy trong học tập sẽ thuận lợi, học cao kết quả tốt, trong công việc sẽ thăng tiến nhanh. Không nên đặt bàn học (hoặc bàn làm việc) giữa phòng, bởi vị trí trung tâm không có một điểm tựa nào dẫn đến cô lập, không được nâng đỡ về tinh thần, thiếu tỉnh táo, bất an, dễ mắc sai lầm, học tập kém.
Hãy đọc thật kĩ những lưu ý sau đây để biết cách sắp xếp sách trên giá sao cho thật tối ưu và không phạm phải điều cấm kị trong phong thủy.
Không được đặt bàn dựa vào cửa sổ, hoặc đặt bàn phía sau lưng là cửa ra vào như vậy học tập không đạt kết quả cao, thi cử kém may mắn. Không được đặt bàn mà khi ngồi, trẻ có thể nhìn thấy cửa ra vào, bởi vì đây được phong thủy gọi là “phạm môn xung sát”, tư tưởng luôn bị phân tán, trì trệ, học tập kém, ngoài ra trẻ còn dễ mắc bệnh về đường hô hấp.
Sắp xếp sách trên giá dựa theo bát quái đồ
Đặt tấm bản đồ bát quái trên thẳng với giá sách, tưởng tượng chia giá sách thành 8 phần tương ứng. Bạn có thể áp dụng điều này với bất kì giá sách to, nhỏ, hình vuông hay chữ nhật.
– Ở góc trên cùng bên trái, bạn nên để sách tài chính, sách làm giàu. Ví dụ sách của Donald Trump, Warren Buffet,…
– Ví trí ở giữa trên cùng nên có các giải thưởng, bằng khen, huy chương bạn có. Những quyển sách về lĩnh vực bạn đang làm việc và muốn thành công cũng nên đặt ở đây.
– Góc trên cùng bên phải nên đặt những cuốn sách về tình yêu. Tuy nhiên đừng đặt quá nhiều tiểu thuyết lãng mạn buồn bởi nó khiến bạn dễ chán nản.
– Bên trái hàng thứ hai là nơi lý tưởng để đặt những tấm ảnh gia đình hay sách viết về cách xây dựng tổ ấm, sách về sức khỏe, hạnh phúc.
– Bên phải hàng thứ hai là nơi dành cho truyện thiếu nhi, sách nghệ thuật, bất kì loại sách nào thôi thúc tính sáng tạo trong bạn. Một vài tác phẩm nghệ thuật nhỏ để trang trí cũng nên đặt ở góc này.
– Góc trái dưới cùng nên đặt sách kiến thức, kĩ năng.
– Vị trí giữa ở cuối giá sách bạn nên đặt những cuốn sách liên quan tới sự nghiệp.
– Cuối cùng, ở góc phải dưới cùng, bạn có thể đặt những cuốn sách về du lịch hoặc sách do ông bà, tổ tiên để lại, sách tôn giáo, tâm linh. Những cuốn sách đó thiên về khía cạnh tinh thần nhiều hơn là thông tin, kiến thức.
Một số chú ý khác liên quan tới giá sách
– Vị trí phong thủy để đặt giá sách đó là góc nhà hướng Đông Bắc. Tuy nhiên, nếu ở đó có cửa ra vào hay cửa sổ thì bạn lại không nên kê giá sách.
– Có nhiều ý kiến cho rằng không nên để giá sách trong phòng ngủ bởi nguồn năng lượng sáng tạo từ sách có thể làm rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, điều đó không khả thi vì rất nhiều căn hộ có diện tích hạn chế. Nếu đặt giá sách trong phòng thì hãy chú ý để cách giường 1m trở lên. Không nên sử dụng giá sách gắn liền với giường ngủ hoặc có vị trí ngay trên đầu khi nằm ngủ.
– Không nên kê giá sách quá cao (hơn 2m) bên cạnh hoặc ngay trước mặt bàn làm việc. Theo phong thủy, giá sách cao giống như những ngọn núi, gây ra nhiều trở ngại cho công việc của bạn.
– Khi ngủ không nằm hướng về phía đối diện giá sách.
Mỗi đứa trẻ cần phải có sự công nhận cho những phần việc mà chúng đã thực hiện. Một cách hoàn hảo để đạt được điều này là tạo một khu vực thành tích trên bức tường phía Nam của căn phòng. Đây là khu vực lý tưởng để treo bằng khen, danh hiệu, giải thưởng mà trẻ đạt được trong quá trình đi học. Hay đơn giản khi mới bắt đầu, đây là nơi cha mẹ bé treo cờ thưởng cho bé khi bé ngoan và làm được việc tốt.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.
An Nhiên (TH)/Khoevadep)
Leave a Reply