Ngọn núi thánh gia tộc Thành Cát Tư Hãn và câu chuyện phong thủy

Ty Huu Doc Ngoc

Thủ lĩnh của đội quân ấy là Thành Cát Tư Hãn, ông vua khai quốc của triều đại nhà Nguyên, đồng thời cũng là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ rộng lớn trải dài từ châu Á sang châu Âu. Vậy điều gì đã khiến một thủ lĩnh bộ lạc ở vùng thảo nguyên xa xôi trở thành vị hoàng đế của cả một đế chế?

Hồ Bối Gia Nhĩ sinh thành vương khí

Thành Cát Tư Hãn sinh ra tại bộ lạc Khất Nhan, một bộ tộc Mông Cổ sinh sống ở phía Tây Bắc của Hồng Kông, nay là khu vực Hồ Bối Gia Nhĩ. Hiện tại hồ Bối Gia Nhĩ thuộc lãnh thổ của Nga, tuy nhiên, thời cổ đại, nó do một số dân tộc ở phía Bắc của Hồng Kông khống chế.

Từ thời Hán, qua thời Tam Quốc, Tấn, Ngũ hồ Thập lục quốc, Bắc triều cho tới Đường, Tống, hồ Bối Gia Nhĩ là khu vực sinh sống của người Tiên Ti, Ô Hoàn, Hồi Hồi và Khiết Đan,…

images701575 Thanh Cat Tu Han Phunutoday.vn Ngọn núi thánh gia tộc Thành Cát Tư Hãn và câu chuyện phong thủy

Thành Cát Tư Hãn

Tới khi tộc Mông Cổ phát triển mạnh mẽ, hồ Bối Gia Nhĩ trở thành Long Hưng thủy thành của người Mông Cổ.

Sở dĩ gọi là thủy thành bởi vì nó là thành trì được xây dựng trên hình thế của các nguồn nước như sông, hồ hoặc biển. Tác dụng chính của thủy thành chính là tạo nên ranh giới của nước.

Quan niệm phong thủy cho rằng, nếu như nước có ranh giới thì long khí sẽ không bị phân tán, ngược lại, sẽ là nơi sinh khí tích tụ, tất sẽ trở thành một nơi đất lành về phong thủy.

Nếu như là nước biển thì lấy chỗ nước triều dâng cao nhất chính là nơi đại cát (tốt nhất). Còn nếu như là nước sông thì lấy việc uốn khúc quanh co của dòng chảy là nơi đại cát.

Nếu như là nước suối thì lấy chỗ dòng chảy khoan thai, chậm rãi làm nơi đại cát.

Nếu là hồ thì lấy nơi mặt nước tĩnh lặng, mặt hồ giống như một tấm gương lớn là nơi đại cát. Tất nhiên ở đây chỉ mới nói tới cái thế của nước, ngoài ra nó còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người.

Các hồ nước ở hồ Bối Gia Nhĩ rất rộng lớn, vì vậy, xét về thế của nguồn nước thì có thể khẳng định nơi đây là 1 mảnh đất cực tốt về mặt phong thủy mà khó nơi nào có thể tìm thấy được.

Hơn nữa, những hồ nước ở hồ Bối Gia Nhĩ cũng là những hồ nước sâu nhất từng được phát hiện từ trước tới nay, sâu tới mức không thể nhìn thấy đáy.

Chính “thủy thành” này đã đem lại sự may mắn đặc biệt cho tộc người Mông Cổ. Ngoài ra, hồ Bối Gia Nhĩ không chỉ là 1 tòa “thủy thành” rộng lớn mà còn tĩnh lặng như đại dương rộng lớn của tự nhiên.

Bối Gia Nhĩ, trong tiếng của người Mông Cổ có nghĩa là “đại dương của tự nhiên”.

Nước của hồ Bối Gia Nhĩ nổi tiếng là rất trong và không bao giờ bị đục. Người đứng trên bờ có thể nhìn thấy cá bơi ở dưới lòng hồ.

Thời bấy giờ, những người dân sống quanh vùng hồ này đều cho rằng, chỉ cầy dùng cánh tay là có thể chạm được xuống đáy hồ. Tộc người Mông Cổ thường chăn nuôi gia súc ở ven hồ.

Vào những ngày lễ tết hoặc những ngày có đám cưới, người ta thường bày tiệc ngay bên bờ hồ, dùng nước hồ để uống, rửa mặt và thậm chí cả tắm nữa.

Hải Đô, tổ tiên của Thiết Mộc Chân đã xây dựng trung tâm đầu tiên của Mông Cổ tại đây. Lúc bấy giờ, trong mắt người Trung Nguyên, Mông Cổ chỉ là 1 bộ tộc dã man ở vùng hoang mạc phía Bắc và không có gì đáng sợ.

Tuy nhiên, các nhà phong thủy cho rằng, sự hưng- suy, phúc- họa của con người đều có liên quan tới vị trí địa lý. Hồ Bối Gia Nhĩ với địa thế của nó đã tạo nên một vùng đất có phong thủy cực tốt, tất yếu sẽ sản sinh “chân long thiên tử”.

Tuy nhiên, có rất nhiều bộ tộc Mông Cổ khác nhau sinh sống trên vùng thảo nguyên Âu – Á rộng lớn này. Mối liên hệ khác nhau giữa các bộ tộc với long mạch đã tiên định một cuộc tranh chấp hơn thua sống chết giữa họ để chọn ra người xứng đáng nhất.

Sự thực đã diễn ra đúng như vậy. Khi Hải Đô còn nhỏ, bà nội của ông ta là Na Mạc Luân, tức tổ tiên đời thứ 7 của Thành Cát Tư Hãn đã trở thành thủ lĩnh của bộ lạc. Tuy nhiên, sau đó, Na Mạc Luân đã bị giết trong 1 cuộc chiến tranh. Hải Đô may mắn thoát khỏi tai kiếp đó.

Sau khi lớn lên, việc đầu tiên mà Hải Đô làm chính là tiêu diệt những kẻ đã giết hại mẹ mình – người Trát Lạt Nhi Tới thời đại của Hải Đô, gia tộc của Thiết Mộc Chân bước vào thời kỳ của những cuộc chiến tranh chinh phục trên khắp thảo nguyên.

Dựa vào sự dũng mãnh, quyết liệt và trí tuệ, Hải Đô đã tiêu diệt và thu phục tất cả những bộ lạc khác và cuối cùng thành lập vương triều Mông Cổ đầu tiên ở hồ Bối Gia Nhĩ.

Thời gian qua đi, hồ Bối Gia Nhĩ không những không bị khô cạn, ngược lại nguồn nước ngày càng trở nên dồi dào. Điều này đã dự báo trước rằng, trên thảo nguyên Mông Cổ chắc chắn sẽ xuất hiện một lực lượng cực kỳ lớn mạnh, hấp thụ tất cả các long mạch thành một thể thống nhất.

Sự bảo hộ của núi Thánh

Hồ Bối Gia Nhĩ đã nuôi dưỡng khí vương giả của gia tộc Thiết Mộc Chân, tuy nhiên, nó không thể bảo vệ gia tộc Thiết Mộc Chân đến vạn đời. Khi thời đại của Hải Đô đã trở thành quá khứ, gia tộc của Thiết Mộc Chân buộc phải tìm tới một nơi định cư khác, và họ đã tới núi Bất Nhi Hãn.

Khi linh khí của Bối Gia Nhĩ hợp nhất với sự hùng tráng của núi Bất Nhi Hãn thì cũng là thời điểm “chân long” xuất thế đã gần kề. Nếu như Bối Gia Nhĩ giúp gia tộc Thiết Mộc Chân hình thành vương khí thì chính núi Bất Nhi Hãn đảm trách việc bảo hộ vương khí này.

Đã rất nhiều lần Bất Nhĩ Hãn cứu gia tộc Thiết Mộc Chân thoát khỏi hiểm nguy, chờ tới ngày “chân mệnh thiên tử” chào đời.

Theo sách “Mật sử Mông Cổ” ghi chép thì khi tổ tiên của Thiết Mộc Chân di cư tới khu vực núi Bất Nhi Hãn thì phát hiện ra rằng, ngọn núi này cao hơn bất cứ ngọn núi nào khác trong vùng.

Họ cho rằng đây là ngọn núi cao nhất thế giới, không có ngọn núi nào cao hơn do vậy mới gọi nó là Hãn Sơn (hãn nghĩa là ít có, hiếm có).

Bất Nhi Hãn Sơn tức là ngọn núi Đại Khẳng Đắc ở Mông Cổ ngày nay. Khu vực Đại Khẳng Đắc là nơi sinh thành của rất nhiều con sông ở Trung Á.

Ngoại trừ sông Onon, sông Kherlen và sông Tuul đều bắt nguồn từ khu vực này. Chính vì vậy, nơi đây còn có tên gọi là “nơi đầu nguồn của 3 con sông”.

Đây là khu vực cây cối xanh tươi, đất đai màu mỡ, tạo nên những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Mông Cổ.

Thời cổ đại, bất Nhi Hãn Sơn được gọi là Lang Cư Tư Sơn, là nơi cư ngụ chính của Lang Tộc. Địa thế của ngọn núi này rất hùng tráng, khí thế bất phàm, lưng dựa vào nhiều dãy núi, phía trước lại rộng rãi, có sông chảy qua, Bạch Hổ, Thanh Long bao quanh huyện chính ở 2 bên phải trái.

images701576 Han Son Phunutoday.vn Ngọn núi thánh gia tộc Thành Cát Tư Hãn và câu chuyện phong thủy

Hãn Sơn

Theo miêu tả của sách Sơn Kinh về hướng của long mạch thì đây chính là nơi giao nhau của phần đuôi Đoái Long ở phía Bắc Hoa Hạ và Chấn Long ở phía Đông Hoa Hạ. Vì thế, đây là nơi hội tụ được đặc tính của cả 2 long mạch này.

Nếu như một ngày nào đó “chân long” xuất hiện, thì chắc chắn người đó sẽ làm nên sự nghiệp “kinh thiên động địa”. Bất Nhi Hãn Sơn là nơi chôn cất của cha ruột Thành Cát Tư Hãn. Theo quan niệm phong thủy truyền thống, tổ tiên được chôn đúng long huyệt thì đời sau nhất định sẽ xuất hiện thiên tử.

Vì thế, việc Thành Cát Tư Hãn trở thành ông vua khai quốc triều Nguyên, hoàng đế của Đế chế Mông Cổ chắc chắn có liên quan tới việc chôn cất cha mình.

Sách “Sơn Kinh” còn nói rằng, mỗi 1 dãy núi nơi đây đều nơi người ta phải tranh chấp. Mỗi dãy núi dường như kéo dài bất tận, kéo dài tới tận vùng sa mạc ở phía Bắc, khí thế rất mạnh mẽ.

Quả thực, trong suốt cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn, ông đã tham gia rất nhiều cuộc chiến và không ít lần được chính ngọn núi này bảo vệ, thoát khỏi những cơn nguy hiểm.

Đó có lẽ là lý do mà cho đến tận cuối đời, Thành Cát Tư Hãn vẫn rất thích ngọn núi này. Mỗi khi có sự việc lớn, Thành Cát Tư Hãn đều vào núi này làm lễ để nhờ núi Thánh chỉ cho mình cách giải quyết vấn đề tốt nhất.

Khi Thiết Mộc Chân – Thành Cát Tư Hãn còn nhỏ, cha ông ta là Dã Tốc Cai bị người Tháp Tháp Nhi hại chết. Từ đó, gia tộc Thiết Mộc Chân bước vào thời kỳ suy sụp, thường xuyên bị các bộ lạc khác ức hiếp.

Thậm chí khi họ Thái Diệc Xích Ngột Thích chuẩn bị di cư tới một vùng đất màu mỡ hơn, đã có ý định bỏ lại gia đình góa phụ Ha Ngạch Luân.

Mẹ của Thiết Mộc Chân – Ha Ngạch Luân chỉ đành đem theo các con, sống nhờ vào cây dại, quả núi, trải qua những ngày tháng gian khổ nhất. Vào thời điểm đó, mặc dù tuổi vẫn còn nhỏ nhưng Thiết Mộc Chân đã tỏ ra là một kẻ khí khái hơn người.

Vì vậy, họ Thái Diệc Xích Ngột Thích muốn diệt cỏ tận gốc, tiêu diệt Thiết Mộc Chân để tránh hậu hoạn sau này. Trong tình thế nguy kịch ấy, Thiết Mộc Chân đã chạy vào trong núi Bất Nhi Hãn để lẩn trốn.

Mặc dù Thiết Mộc Chân không thể chạy ra khỏi núi Bất Nhi Hãn và cuối cùng đã bị người Thái Diệc Xích Ngột Thích bắt giữ, tuy nhiên, lần lẩn trốn đó đã giúp Thiết Mộc Chân quen thuộc với ngọn Bất Nhi Hãn. Điều này giúp ích rất nhiều cho cuộc đời Thiết Mộc Chân sau này.

Sau khi bị bắt, Thiết Mộc Chân lại tìm cơ hội trốn thoát, tiếp tục cuộc sống khốn cùng, nay đây mai đó để tránh sự truy sát. Cho tới khi Thiết Mộc Chân lớn lên, trở thành 1 người sức khỏe hơn người, dũng cảm và bạo liệt.

Người Thái Diệc Xích Ngột Thích tuy không thể giết được Thiết Mộc Chân, tuy nhiên vẫn để ý và thù ghét nhà Thiết Mộc Chân. Một lần, người Thái Diệc Xích Ngột mang quân tới nơi ở của nhà Thiết Mộc Chân để cướp bóc.

Nhờ được người nhà báo tin, người nhà Thiết Mộc Chân đã nhanh chóng trốn vào núi Bất Nhi Hãn Sơn.

Nhờ có kinh nghiệm của lần trốn trước, lần này, gia đình Thiết Mộc Chân trốn ở núi này rất lâu. Người Thái Xích Ngột tìm rất lâu vẫn không tìm ra được nơi lẩn trốn của họ.

Từ đó về sau, Thiết Mộc Chân rất thích thú đối với ngọn Bất Nhi Hãn Sơn vì cho rằng ngọn núi này không chỉ cứu mình mà còn cứu cả gia đình mình.

Thiết Mộc Chân gọi Bất Nhi Hãn Sơn là “Thánh Sơn” (ngọn núi Thánh), mỗi năm đều đến đây lễ tế và quy định con cháu đời sau đều phải tuân theo tục lệ này.

Nổi dậy ở thảo nguyên

Sau khi Thiết Mộc Chân lớn lên đã tích cực tìm kiếm các đồng minh, và cuối cùng đã tìm được nhạc phụ là Đức Tiết Thiền. Đức Tiết Thiền và cha của Thiết Mộc Chân từng là chiến hữu. Cha của Đức Tiết Thiền từng nhiều lần được Dã Tốc Cai giúp đỡ.

Vì thế, 2 người từng hẹn với nhau rằng, con gái của Đức Tiết Thiền là Bột Nhi Thiếp sẽ được gả cho Thiết Mộc Chân làm vợ.

Sau này, khi Dã Tốc Cai mất đi, gia đình Thiết Mộc Chân trở nên sa sút, song Đức Tiết Thiền vẫn không hề quên lời hứa trước đây, ngược lại còn rất vui vẻ thúc đẩy hôn sự giữa Thiết Mộc Chân và con gái mình. Đức Tiết Thiền còn tặng cho mẹ của Thiết Mộc Chân 1 chiếc áo da báo đen làm lễ vật.

Rất nhanh sau đó, chiếc áo đã có tác dụng. Nhờ vào sự dũng mãnh và trí tuệ, Thiết Mộc Chân nhanh chóng xây dựng cho mình 1 lực lượng nhỏ trên vùng thảo nguyên.

Để nhanh chóng phát triển lực lượng của mình, Thiết Mộc Chân đã đem chiếc áo da báo này tặng cho Thoát Oát Lân Lặc. Thoát Oát Lân Lặc cũng từng là 1 người bạn cũ của Dã Tốc Cai, nhờ có sự giúp đỡ của Dã Tốc Cai mà giữ được ngôi vương, nên 2 người từng kết nghĩa anh em.

Thiết Mộc Chân tới gặp Thoát Oát Lân Lặc, tặng quà quý hiếm nhưng không hề nhắc tới chuyện nhờ vả.

Thoát Oát Lân Lặc mừng lắm, tự mình bày tỏ ý muốn giúp Thiết Mộc Chân tập hợp những người thuộc bộ tộc cũ của mình đã bị li tán. Sự nghiệp của Thiết Mộc Chân từ đó bước sang một bước ngoặt mới.

Thế lực của Thiết Mộc Chân sau đó phát triển rất nhanh. Năm 1183 sau Công nguyên, Thiết Mộc Chân được các quý tộc tiến cử làm Khả Hãn của bộ Khất Nha Thích của Mông Cổ. Trước khi cuộc bầu Khả Hãn diễn ra, Thiết Mộc Chân đã có sự chuẩn bị rất chu đáo.

Trong hội nghị bầu chọn, Hãn và các quý tộc tuyên thệ lòng trung thành của mình. Trước đó, 1 vị thủ lĩnh của bộ Trát Lạt Nhi từng nói với Thiết Mộc Chân rằng: “Dưới gốc cây này, vị Khả Hãn cuối cùng của Mông Cổ Hốt Đồ Lạt đã ăn mừng lễn lên ngôi của mình.

Thế nhưng, từ sau khi Hốt Đồ Lạt qua đời, người Mông Cổ bị đẩy vào cơn khủng hoảng, từ đó không có Khả Hãn nữa. Tuy nhiên, trời xanh vẫn không quên gia tộc Hốt Đồ Lạt. Người Mông Cổ sẽ sinh ra 1 người anh hùng, 1 người Khả Hãn đáng sợ có thể báo thù cho Hốt Đồ Lạt…”

Vị thủ lĩnh của bộ Trát Lạt Nhi này chính là Mộc Hoa Lê, người sau này trở thành một vị tướng giỏi của Thích Mộc Chân, lập rất nhiều công trạng trong sự nghiệp xây dựng Đế chế Mông Cổ của Thiết Mộc Chân, được coi là người đứng đầu trong “tứ kiệt” (bốn người tướng giỏi nhất của Thành Cát Tư Hãn). Lời nói của Mộc Hoa Lê sau này đã trở thành mục tiêu phấn đấu suốt cả đời của Thiết Mộc Chân.

Sau khi xưng Hãn, liên minh của bộ Khất Nhan ngày càng lớn mạnh. Tuy nhiên, sự lớn mạnh của Thiết Mộc Chân nhanh chóng bị Trát Mộc Hợp của bộ Trát Đáp Lan để ý.

Trát Mộc Hợp và Thiết Mộc Chân từng là anh em kết nghĩa nhưng kể từ khi 2 người xung đột về lợi ích thì tình bạn cũng bắt đầu sứt mẻ. Trát Mộc Hợp đưa người anh em kết nghĩa của mình vào danh sách những kẻ cần phải tiêu diệt.

Một ngày, em trai của Trát Mộc Hợp do đến cướp một bầy ngựa của bộ tộc Thiết Mộc Chân đã bị giết.

Trát Mộc Hợp lấy cớ đó, tập hợp hơn 30 ngàn quân của 30 bộ lạc rầm rập kéo tới tấn công bộ tộc của Thiết Mộc Chân. May mắn có 2 người của bộ tộc Xích Khất Liệt Tư ở chỗ Trát Mộc Hợp đã đến báo tin cho Thiết Mộc Chân.

Thiết Mộc Chân sau khi biết tin cũng tập hợp 30 ngàn kỵ binh, phân thành 13 cánh, nghênh chiến với Trát Mộc Hợp ở hồ Hô Luân. Trong cuộc chiến đó Thiết Mộc Chân đã thất bại, rất nhiều người dân của các bộ tộc bị bắt sống.

Tuy nhiên, Thiết Mộc Chân lại được cái gọi là đạo nghĩa. Sau cuộc chiến đó, rất nhiều bộ tộc theo về với Thiết Mộc Chân. Vì thế, dù thất bại nhưng lực lượng của Thiết Mộc Chân lại càng lớn mạnh hơn.

Sau đó, Thiết Mộc Chân nhận được tin Tháp Tháp Nhi thất bại trong cuộc chiến với quân Kim, bèn liên thủ với Thoát Oát Lân Lặc tấn công Tháp Tháp Nhi, giành được thắng lợi lớn.

Triều Kim phong cho Thoát Oát Lân Lặc làm vương, Thiết Mộc Chân cũng được phong làm thống lĩnh bộ lạc.

Những phong hiệu này thực tế chỉ là sự thừa nhận đối với quyền lực và địa vị của họ, tuy nhiên, nhờ có tước phong của nhà Kim mà Thiết Mộc Chân đã củng cố được địa vị của mình.

Sau đó không lâu, Thiết Mộc Chân bắt đầu truy kích bộ tộc Thái Xích Ngột.

Việc Thái Xích Ngột bị diệt vong đã giúp Thiết Mộc Chân vượt qua được một trở ngại rất lớn trên con đường thống nhất Mông Cổ. Thêm vào đó, rất nhiều bộ tướng của Thái Xích Ngột sau đó đều trở thành những dũng tướng tài năng của Thiết Mộc Chân.

Quý tộc các bộ lạc trên thảo nguyên sợ Thiết Mộc Chân sẽ nổi dậy vì vậy, Trát Mộc Hợp đã tập hợp những kẻ thù của Thiết Mộc Chân tạo thành một liên minh quân sự bầu một người thống lĩnh gọi là Cổ Nhi Hãn nhằm chống lại Thiết Mộc Chân.

Liên quân của 12 bộ đã tấn công Thiết Mộc Chân và bộ Khắc Liệt nhằm tiêu diệt thế lực của Thiết Mộc Chân. Tuy nhiên, Thiết Mộc Chân sau khi phân tích tình hình, bèn cho người xây 3 trạm gác ngay ở trận tiền đồng thời phái 3 cánh quân tổ hợp thành quân tiên phong, tấn công quân địch.

Quân địch vừa mới tấn công đã thất bại. Thiết Mộc Chân và Vương Hãn Thoát Oát Lân Lặc chia quân tấn công, chưa đầy 1 ngày, đội quân ô hợp của Trát Mộc Hợp đã bị tiêu diệt sạch.

Mùa Thu năm 1202, Thiết Mộc Chân lại đem quân tấn công bộ Tháp Tháp Nhi. Rất nhanh sau đó, Tháp Tháp nhi bị tiêu diệt, tuy nhiên, lực lượng của Thiết Mộc Chân cũng bị tiêu hao không ít.

Lúc này, trên thảo nguyên Mông Cổ hình thành thế “chia 3 thiên hạ” với 3 thế lực lớn gồm Thiết Mộc Chân, Thoát Oát Lân Lặc và Nãi Man.

Vì mục tiêu trở thành người thống lĩnh thảo nguyên, mối quan hệ giữa Thoát Oát Lân Lặc và Thiết Mộc Chân vốn thân thiết như cha con nay bắt đầu trở nên căng thẳng.

Khi những mâu thuẫn không thể điều hòa được nữa, chiến tranh đã nổ ra. Trong cuộc chiến đầu tiên ở Ha Lan Chân Sa Đà, Thiết Mộc Chân bị đánh bại, cuối cùng chỉ còn mười mấy tướng lĩnh chạy theo.

Tuy nhiên, Thoát Oát Lân Lặc đã bị chiến thắng làm cho mê muội, phát động chiến tranh với quân Kim. Thiết Mộc Chân đã nhân cơ hội đó, tập hợp lực lượng tấn công và tiêu diệt Thoát Oát Lân Lặc.

Sau khi tiêu diệt Thoát Oát Lân Lặc, đối thủ duy nhất còn lại của Thiết Mộc Chân là Nãi Man. Năm 1204, Thiết Mộc Chân tấn công bộ tộc Nãi Man.

Trong cuộc chiến Nạp Hốt Nhai, Thiết Mộc Chân đã tự mình dẫn quân tiên phong tấn công, quân Nãi Man từng bước bị đánh lui rồi tiêu diệt hoàn toàn.

Từ đó, Thiết Mộc Chân trở thành bá chủ của thảo nguyên. Mùa xuân năm 1206, Thiết Mộc Chân tổ chức đại hội Mông Cổ ngay dưới chân ngọn núi thánh Bất Nhi Hãn Sơn.

Trong đại hội đó, Thiết Mộc Chân được tôn làm Đại Hãn của người Mông Cổ, hiệu là Thành Cát Tư Hãn.

Có thể nói, Bất Nhi Hãn Sơn đã chứng kiến từng bước thăng trầm của gia tộc Thiết Mộc Chân và âm thầm bảo hộ cho Thiết Mộc Chân, chờ tới lúc con rồng Thiết Mộc Chân cất cánh, trở thành bá chủ của Đế chế Mông Cổ lừng danh.

Nguồn: Phong Thuy – Thế Giới Phong Thuy

Cùng Danh Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat