hững điều mà nhiều người chưa biết về phong thủy cửa sổ

Ty Huu Doc Ngoc

Đối với các nước có mùa đông lạnh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, kích thước theo tiêu chuẩn thường lấy theo tỷ lệ 1:6 hoặc 1:7. Còn ở Việt Nam, vì có đặc thù là khí hậu nóng nên tỷ lệ thường được lấy nhiều nhất là 1:7.

Trong khi cửa ra vào được xem như là nơi thông nhau giữa bên trong và bên ngoài ngôi nhà nên được bài trí cẩn thận thì cửa sổ lại thường không được chú trọng nhiều. Tuy nhiên, cửa sổ thường được ví như “đôi mắt” nhìn ra bên ngoài. Vì vậy, phong thủy cửa sổ cũng hết sức quan trọng.
Dưới đây là những lưu ý cũng như kiêng kỵ về phong thủy cửa sổ để mang lại nguồn vượng khí lớn nhất cho toàn bộ căn nhà.

Kích thước cửa sổ theo phong thủy

Đối với những căn phòng có diện tích nhỏ (dưới 15m2), cửa sổ thường được sử dụng nhất là cửa sổ 2 cánh. Còn đối với những căn hộ có diện tích lớn hơn, tùy thuộc vào sở thích của khách hàng mà lựa chọn cửa sổ có diện tích sao cho phù hợp. Mỗi cửa sổ với số cánh khác nhau cũng có những tên gọi khác nhau:

– Nghênh Phúc Trường Thọ ứng với cửa sổ có 2 cánh

– Tam Dương Khai Thái ứng với cửa sổ có 3 cánh

– Tứ Quý ứng với cửa sổ 4 cánh

Cửa sổ chỉ có 1 cánh gọi là cửa sổ Bối Âm thường được đặt ở khu vực tầng hầm hoặc những khu vực u tối trong căn nhà.

kich thuoc cua so th 760a hững điều mà nhiều người chưa biết về phong thủy cửa sổ

Thông thường, để xác định được kích thước cửa sổ theo phong thủy, các chuyên gia phong thủy sẽ dựa vào thước Lỗ Ban và tính theo kích thước thông thủy của căn nhà.

– Chiều cao thông thường của cửa sổ theo phong thủy: 0,59 – 0,62 – 0,69 – 0.88 – 0,89 – 1,25 – 1,33 – 1,44 (tính theo đơn vị mét).

– Chiều rộng thông thường của cửa sổ theo phong thủy: 0,47 – 0,61 – 0,66 – 0,85 – 0,89 – 1,08 – 1,25 – 1,26 (tính theo đơn vị mét).

Kích thước của cửa sổ 2 cánh: chiều cao (1,28 – 1,33 – 1,34 – 1,44 – 1,53 (tính theo đơn vị mét) và chiều rộng (0,88 – 0.89 – 1,05 – 1,06 – 1,08 – 1,09 tính theo đơn vị mét).

phong thuy cua so f308 hững điều mà nhiều người chưa biết về phong thủy cửa sổ

Một số lưu ý trong phong thủy cửa sổ mà bạn cần phải biết

Vị trí thấp nhất của cửa sổ (mép cửa sổ) phải cao hơn sàn nhà ít nhất 83cm (để tránh cho căn phòng không bị thoát âm, nguồn khí trong căn nhà không nhu thuận, khí trạch lựu thông không tốt, gia đình không tích trữ được tiền bạc) và không nên cao quá 220cm (phạm Thiên Trảm Sát hoặc Quang Sát).

Đối với các nước có mùa đông lạnh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, kích thước cửa sổ theo tiêu chuẩn thường lấy theo tỷ lệ 1:6 hoặc 1:7. Còn ở Việt Nam, vì có đặc thù là khí hậu nóng nên tỷ lệ cửa sổ thường được lấy nhiều nhất là 1:7.

Đồng thời, khi thiết kế cửa sổ hợp phong thủy trong căn nhà, gia chủ cần phải lưu ý đến tỷ lệ tương ứng với độ sâu của gian phòng: Đối với những căn phòng chỉ có 1 mặt tường có thể mở được cửa sổ thì chiều cao của khung cửa sổ cần nằm trong khoảng 1/2 chiều sâu gian phòng.

Bạn nên thiết kế cửa sổ ở những hướng đón gió của ngôi nhà, tránh trường hợp thiết kế cửa sổ nhưng lại không có gió thổi vào, như vậy sẽ khiến cho căn hộ trở nên rất nóng, đặc biệt là vào mùa hè.

Cửa sổ không nên bố trí ở những khu vực ngược sáng hoặc thiếu ánh sáng, vừa không khai thác được đúng chức năng của cửa sổ, vừa khiến cho phong thủy ngôi nhà bị giảm sút. Đặc biệt không được mở cửa sổ ở những vị trí phạm vào bát sát hoặc hoàng tuyền khi so với cửa chính, nếu không sẽ khiến cho nguồn khí trong căn nhà bị xung đột.

Trong trường hợp vị trí của cửa sổ trùng với hướng của ngôi nhà (tiến khí), thì những yếu tố, vấn đề liên quan như kết cấu, vị trí hay kích thước của cửa sổ phải tuân thủ theo đúng quy tắc phép định hướng nhà của phong thủy Bát Trạch.

Qua bài viết này, Dothi.net hy vọng bạn xác định được kích thước, vị trí cũng như kết cấu của cửa sổ theo phong thủy để có thể mang lại nguồn vượng khí lớn nhất tới cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.

Cùng Danh Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat