Dùng bài văn khấn nào cho lễ “Động thổ”

Ty Huu Doc Ngoc

Người Việt Nam theo tín ngưỡng tin rằng: nơi ở cũng như nơi công xưởng, cửa hàng làm ăn buôn bán đều có công thần địa thổ coi giữ. Vì thế, mỗi khi có việc động chạm đến đất đai nhà cửa, công xưởng, cửa hàng, cửa hiệu, … như đào móng làm nhà, sửa sang nhà mới, cơi nới nhà ở, … tức là động đến công thần thổ địa, long mạch tại khu vực đó cho nên cần phải có lễ vật dâng cúng và cầu khẩn các vị thần này, trước là cáo lễ, sau là cầu các vị gia cát phù trì cho mọi điều được may mắn.
Dù là công trường, cửa hàng hay nhà ở thì cứ khi nào xây dựng động tới đất đai cũng giống như động đến thổ địa, long mạch. Muốn công việc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi thì đều phải làm lễ cúng động thổ, chuẩn bị lễ vật dâng cúng và cầu khẩn bằng văn khấu động thổ.

le ban nha Dùng bài văn khấn nào cho lễ Động thổ
1. Thế nào là lễ động thổ làm nhà?
Theo quan niệm phong thủy của người Việt thì cứ phạm phải năm Kim Lâu hay Hoàng Ốc thì không nên làm lễ cúng động thổ xây dựng nhà, xưởng, cửa hàng,… Tuy nhiên trong một số tường hợp thì người làm nhà có thể mượn tuổi của người không phải phải một trong hai điều trên để động thổ xây nhà. Trong quá trình làm lễ động thổ, gia chủ nên lánh mặt đến khi hoàn tất lễ mới nên trở về.
Trong các việc thì việc xây dựng nhà cửa là việc quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Ngôi nhà xây lên hợp với tuổi của người làm sẽ có thể giúp cho gia chủ có được sức khỏe, may mắn và những điều tốt lành cho cuộc sống cũng như sự nghiệp.
Trong xây cất, sửa sang liên quan đến động thổ cần tuân thủ các quy định về:
– Chọn ngày tốt (ngày Hoàng Đạo, ngày Sinh khí, ngày Lộc mã, ngày Giải Thần,…)
– Tránh ngày xấu (ngày Hắc Đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Trùng phục,…)
– Chọn giờ Hoàng Đạo làm lễ động thổ
– Đọc động thổ xây nhà để xin làm nhà trên mảnh đất

2. Cần chuẩn bị những gì cho mâm cỗ của lễ động thổ xây nhà
Đầu tiên sắm đồ lễ vật cúng động thổ để chuẩn bị làm lễ động thổ bao gồm: bộ tam sinh 1 miếng thịt, 1 con tôm và 1 quả trứng vịt đã luộc bộ tam sinh; 1 con gà; 1 đĩa xôi (có thể thay thế bằng bánh chưng); 1 đĩa muối; 1 bát gạo; 1 bát nước; nửa lít rượu trắng; 1 bao thuốc; 1 lạng chè; 1 bộ quần áo quan thần linh (có mũ, hài, tất đều màu đỏ, kiếm trắng); 1 đinh vàng hoa. 5 lễ tiền bàng ; 5 oản đỏ; 5 lá trầu, 5 quả cau; 1 đĩa ngũ quả (5 loại quả); 1 đĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ (đựng muối, gạo, nước) và 9 bông hồng đỏ.
Mỗi nơi lại có cách cúng động thổ không giống nhau, có nơi cúng tam sinh nhưng cũng có nơi cúng đơn giản hơn. Tuy nhiên đều bắt buộc phải có: con gà, đĩa xôi, hoa quả, vàng lễ, hương,…

3. Cách tiến hành động thổ và văn khấn động thổ xây nhà
Cách thức tiến hành động thổ, nghi thức cúng động thổ xây nhà, như sau:

Bước 1: Chọn ngày giờ tháng tốt khởi công
Trong lễ động thổ thì ngày giờ tháng tốt để khởi công mang yếu tố quyết định. Theo tử vi thì ngày tháng và năm nào hợp với tuổi của người làm nhà thì nên chọn thời gian đó để khởi công. Nếu người làm nhà không hợp tuổi thì cũng có thể đứng ra làm đại diện thi công xây nhà và mượn tuổi của người hợp tuổi.

Bước 2: Chuẩn bị lễ vật cúng động thổ
Sau khi chọn được ngày, giờ, tháng năm đẹp thì gia chủ chuẩn bị sắm lễ động thổ.
Nên nhớ chuẩn bị đồ lễ cúng trên một chiếc mâm nhỏ làm một mâm lễ cúng đông thổ xây nhà. Nếu động thổ để đào móng nhà hay xưởng: đặt mâm lễ lên một cái bàn con hoặc ghế cao giữa khu đất (vị trí tương đối bằng phẳng) mà sẽ được đào móng. Gia chủ vái tám hướng rồi quay về mâm lễ khấn.

Bước 3: Cúng lễ khởi công động thổ xây nhà
Cúng động thổ có nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào phong tục của từng địa phương, từng gia đình hoặc Pháp sư xem xét. Gia chủ cúng văn khấn động thổ xây nhà. Mọi thủ tục hoàn tất khi hương gần tàn. Lúc này chủ nhà hóa tiền vàng, đồ hàng mã, rải muối gạo rồi tự tay cuốc những phát cuốc đầu tiền vào chỗ đào móng, trình với thần Thổ Địa và xin được động thổ. Sau đó thợ đào mới bắt đầu thực hiện các công việc xây cất nhà cửa.

4. Nội dung văn khấn động thổ xây nhà
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Quan Đương niên.
– Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con /à:…………….
Ngụ tại:……………………
Hôm nay là ngày… tháng….năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ con khởi tạo…. (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thị đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc). Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Cùng Danh Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat