Bố trí hài hòa cho bếp và chậu rửa

Ty Huu Doc Ngoc

Khoa học phong thủy cho rằng, nhà bếp không chỉ để nấu nướng mà khu vực này còn có nhiều “kiêng kỵ”, đây cũng chính là nơi tăng thêm vận khí cho chủ nhân. Trong gian bếp có 2 yếu tố xung khắc, đối lập với nhau là chậu rửa và bếp (nước và lửa), vì thế để có sự hài hòa nhất định thì cần phải bố trí bếp và bồn rửa một cách hợp lý.

agespeedcezkhlirhddx14352011314 1458 Bố trí hài hòa cho bếp và chậu rửa
Chúng ta đều biết, thủy khí do hệ thống nước sinh ra và hỏa khí do lửa ở bếp sinh ra vốn xung khắc với nhau. Do đó, trong bố trí bếp nấu, vòi nước và tủ lạnh tuyệt đối không được đặt cạnh nhau hay đối diện nhau. Bạn có thể bố trí một chiếc bàn, hay một khoảng bàn bếp để pha chế ở giữa nhằm tạo ra khoảng cách tối thiểu 60cm giữa bồn rửa và bếp.

Theo phong thủy, trong nhà bếp nên ưu tiên bố trí bồn rửa ở hướng Đông, Đông Nam và Bắc, hoặc cũng có thể bố trí ở phía Tây. Còn bếp nên bố trí ở hướng Nam, Đông Nam và hướng Đông là hợp lý nhất. Lưu ý, phải bố trí trên cơ sở phối hợp giữa vị trí của cả bồn rửa và bếp để đạt đến sự phối hợp lý tưởng nhất giữa hai yếu tố Thủy và Hỏa.

Phong thủy học quan niệm, nhà bếp nên đặt ở hướng xấu và nhìn về hướng tốt, sẽ giúp đẩy lùi và ngăn chặn những điều không tốt và mang đến sự may mắn cho gia đình. Bạn nên nhớ, bếp đặt “tọa cát hướng cát” không tốt bằng “tọa hung hướng cát” tức là bếp đặt lên hướng lành nhìn về hướng lành không tốt bằng đặt lên hướng dữ nhìn về hướng lành.

Trường hợp bếp và bồn rửa được bài trí thẳng hàng nhau sát vách tường phía Tây của phòng bếp thì nên bố trí bồn rửa ở hướng Bắc, còn bếp ở phía Nam.
Bếp nấu và bồn rửa được bài trí thẳng hàng nhau sát vách tường phía Đông của phòng bếp thì nên bố trí bếp ở hướng Bắc, đặt bồn rửa ở phía Nam.
Bồn rửa và bếp được bài trí thẳng hàng nhau sát vách tường phía Bắc của phòng bếp thì nên bố trí bếp ở phía Đông, đătk bồn rửa ở hướng Tây.

Còn nếu bếp và bồn rửa được bài trí thẳng hàng nhau sát vách tường phía Nam của phòng bếp thì nên đặt bếp ở phía Tây, bố trí bồn rửa ở phía Đông.
Trong Ngũ hành, gian bếp thuộc tính Hỏa. Vì thế, rất nhiều người coi miệng bếp lò như là Hỏa môn. Trong khi bồn rửa là nơi chứa nước mang tính thủy. Do đó, mọi người thường e ngại khi đặt bếp cạnh bồn rửa. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy, hai yếu tố này không tạo nên xung đột có hại cho gia chủ. Theo đó, tương tác xấu chỉ hình thành khi khu bếp và khu bồn rửa đối diện với nhau.

Dưới góc độ phong thủy và kiến trúc, bếp và chậu rửa được đặt sát cạnh nhau không phải là kiến trúc gây nên các tương tác xấu như nhiều người nghĩ. Mà tương tác xấu chỉ hình thành khi khu bếp và khu bồn rửa đối diện với nhau. Điều này đồng nghĩa với hỏa môn đối với thủy khẩu.

Trong trường hợp này, mặt tiền của bếp hay hướng bếp sẽ nhận được nhiều thủy khí và làm cho hỏa khí không được vượng. Khoa học phong thủy gọi đây là kiểu “thủy hỏa tương xung” dễ làm nảy sinh những mâu thuẫn trong nhà, việc làm ăn không thuận lợi.
Trên thực tế, hầu hết thiết kế của Việt Nam hiện nay xu hướng bếp đối diện bồn rửa không nhiều. Mà các thiết kế bếp cùng chiều hay vuông góc với bồn rửa vẫn đang được phổ biến hơn. Điều này sẽ tránh được tình trạng “thủy hỏa tương xung” không tốt cho các thành viên trong gia đình.
(Theo CafeLand)

Cùng Danh Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat